Vấn đề tiền lương luôn được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quan tâm đặc biệt. Dưới đây là bài viết về 02 mốc thời gian về tiền lương cán bộ, công chức cần biết. >>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả, chi tiết, nhanh gọn đúng quy định của pháp luậ 1. 02 mốc thời gian về tiền lương cán bộ công chức cần biết Năm 2025 Theo tinh thần của Kết luận 83-KL/TW, sau năm 2026 nếu hoàn thiện hệ thống danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị và sau khi nghiên cứu đánh giá sự phù hợp thì Trung ương sẽ xem xét cải cách toàn diện chính sách tiền lương. Đồng thời, cũng tại Văn bản này, Bộ Chính trị nêu rõ, chính sách cải cách tiền lương sẽ liên quan chặt chẽ đến lộ trình, thực hiện từng bước, thận trọng, chắc chắn và đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước. Do đó, nếu trong năm 2025, khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước chưa đảm bảo thì rất có thể năm 2025 sẽ không cải cách tiền lương. Riêng việc có tăng lương cơ sở không thì hiện chưa có thông tin cụ thể về vấn đề này. Nếu khả năng ngân sách Nhà nước có thể thực hiện tăng lương thì rất có thể, cán bộ, công chức sẽ tiếp tục được tăng lương trong năm 2025. Do đó, cần chờ bước sang 2025, khi Nhà nước có chính sách mới liên quan đến chính sách tiền lương, cán bộ, công chức mới có thể biết chính xác liệu năm 2025 có tăng lương cơ sở nữa không. Đồng thời, từ 01/01/2025, áp dụng chế độ tiền lương với doanh nghiệp nhà nước theo Kết luận 83-KL/TW. Từ sau năm 2026 Nội dung này được Bộ Chính trị đề cập đến tại Kết luận 83-KL/TW về cải cách tiền lương. Cụ thể, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW và đề xuất thực hiện 05 bảng lương, 09 chế độ phụ cấp mới của khu vực công. Sau đó, trình Trung ương xem xét sau năm 2026 sẽ thực hiện cải cách tiền lương khi Bộ Chính trị đã ban hành, triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị. Như vậy, rất có thể sau năm 2026, nước ta sẽ thực hiện cải cách tiền lương cho khu vực công. >>> Xem thêm: Tìm hiểu cách tính giá đất làm sổ: Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đất mà bạn cần biết 2. Nội dung chính sách cải cách tiền lương đã được thực hiện Căn cứ Kết luận 83-KL/TW, những nội dung cải cách đã thực hiện được bao gồm: (1) Tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024, tương ứng mức tăng lương cơ sở là 30% so với trước tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Do đó, mặc dù chưa cải cách tiền lương nhưng thu nhập của cán bộ, công chức vẫn tăng thêm 30% so với trước đây. Ngoài ra, với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính thu nhập đặc thù thì bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương, thu nhập tăng thêm tháng 6/2024 của cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2024 sau khi đã sửa đổi/bãi bỏ cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù. Với thời gian chưa thực hiện việc này thì tính mức thu nhập tăng thêm theo lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng nhưng không vượt quá mức tiền lương, thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6/2024. Trong đó, không gồm tiền lương, thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc. (2) Thực hiện chế độ tiền thưởng: Ngay từ ngày 01/7/2024, song song với tăng lương cơ sở thêm 30% thì Trung ương cũng quyết định thực hiện chế độ tiền thưởng mới theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Theo đó, quỹ tiền thưởng sẽ bằng 10% quỹ lương cơ bản, gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của người hưởng lương. Cụ thể, tại Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, cán bộ, công chức sẽ được thưởng trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Chế độ tiền thưởng cụ thể sẽ được xây dựng trong Quy chế của cơ quan, đơn vị áp dụng với các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị mình, gồm các nội dung: - Phạm vi, đối tượng áp dụng; - Tiêu chí thưởng và mức tiền thưởng cụ thể, có thể không gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người; - Quy trình, thủ tục xét thưởng của từng đối tượng… Thông qua đó, việc thực hiện chế độ tiền thưởng cũng kịp thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. (3) Hoàn thiện chế độ nâng lương (4) Quy định rõ 05 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương: - Nguồn tăng thu, nguồn dư đã bố trí cho cải cách tiền lương của địa phương từ các năm trước chuyển sang - Từ ngân sách Trung ương - Một phần từ nguồn thu sự nghiệp - Từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên - Từ nguồn do tinh giản biên chế. Những nội dung này được Bộ Tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc. >>> Xem thêm: Bán nhà quận Cầu Giấy, nằm ngay mặt đường trung tâm, trục chính nối liền với nhiều phố khác Trên đây là thông tin chi tiết về 02 mốc thời gian về tiền lương cán bộ công chức cần biết. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com