4 trở ngại khiến tiếng Anh chuyên ngành trở nên “khó nuốt”

LinhLinh16/8/21

  1. LinhLinh

    LinhLinh Member

    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tiếng Anh cơ bản trong giao tiếp thường ngày đối với nhiều bạn thì “không thành vấn đề”, song tiếng Anh chuyên ngành lại là nỗi kinh hoàng? Tại sao lại tréo ngoe như vậy?

    EBIV1. Thái độ
    Trở ngại đầu tiên đến từ thái độ của chính bạn, khi bạn cho rằng việc học tiếng Anh chuyên ngành là rỗi hơi, dư thừa, không cần thiết. Bạn nghĩ chỉ cần đọc tài liệu tiếng Việt là đã đủ? Bạn tự thấy mình sẽ chẳng bao giờ đọc những cuốn sách bằng tiếng Anh để nâng cao chuyên môn? Bạn không có đủ thời gian cho một việc “học mãi mà chẳng thấy tiến bộ” này?

    Có một điều chắc chắn rằng nếu bạn cứ giữ những suy nghĩ đó trong đầu, bạn sẽ chẳng bao giờ tiến bộ nổi. Thế giới hiện đại đang xoay chuyển rất nhanh, và kiến thức không bao giờ là đủ. Có một thực trạng đáng buồn là những cuốn sách chuyên ngành rất ít khi được dịch ra tiếng Việt, và nếu có thì cũng là những quyển từ chục năm về trước.

    Học tiếng Anh chuyên ngành là để bạn có thể chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức mới. Ví như khi bạn có nhu cầu đọc một cuốn sách nào đó, hay yêu thích và muốn tìm hiểu sâu hơn về một lĩnh vực trong chuyên ngành của mình, bạn không thể yêu cầu nhà xuất bản dịch ra cho mình được.

    Đại học nào cũng có môn tiếng Anh chuyên ngành trong chương trình học cả, nhưng nhiều khi bạn chưa coi trọng và dành thời gian cho nó một cách đúng mức. Thậm chí việc chỉ học trong trường thôi cũng là chưa đủ, tự học vẫn là cách tốt nhất để bạn nắm vững được những kiến thức chuyên ngành “khó nhằn” này.

    EBIV2. Từ vựng
    Nhiều bạn thẳng thắn chia sẻ rằng từ vựng tiếng Anh thuộc lĩnh vực chuyên ngành gây ra không ít khó khăn trong quá trình học. Cụ thể là các bạn thấy khó hiểu và khó nhớ các từ đơn lẻ, và khi đụng cụm từ thành ngữ, cụm động từ hay cụm danh từ thì tình trạng chung là “hiểu chết liền”. Khi gặp lại những từ vựng này trong bài đọc, các bạn lại không nhớ nghĩa hoặc khó có thể đoán nghĩa của chúng.

    Bên cạnh đó, các bạn còn phải loay hoay nhớ nghĩa chuyên ngành của các từ đa nghĩa. Có thể trong tiếng Anh cơ bản, những từ này rất đơn giản và thường gặp, nhưng trong các tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên ngành, chúng lại có nghĩa hoàn toàn khác. Do đó, việc hiểu theo nghĩa nào của từ cho đúng với bài là điều không hề dễ dàng.

    Ngoài ra, trong tài liệu chuyên ngành thường có số lượng từ mới nhiều hơn hẳn so với tiếng Anh cơ bản, gây lúng túng cho các bạn. Vậy làm cách nào để nhớ được tất cả chúng đây? Câu trả lời là “phải học thôi”, nhưng bạn cần có phương pháp học đúng đắn.

    “Tu luyện” từ vựng hàng ngày là cần thiết, nhưng không phải theo kiểu đọc thuộc lòng như đọc kinh nhé! Học từ vựng theo ngữ cảnh, đặt nó chung với các cụm từ liên quan và tìm cách áp dụng những từ mới học vào cuộc sống sẽ giúp bạn nhớ chúng lâu hơn, hiệu quả hơn.

    EBIV3. Kỹ năng đọc hiểu
    Có lẽ đây là khó khăn lớn nhất của các bạn khi học tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. Không nắm rõ các phương pháp đọc hiểu sẽ dẫn đến tình trạng có đọc mà không có hiểu, không biết được bài viết đang bàn đến vấn đề gì.

    Không phải lúc nào bạn cũng biết hết tất cả các từ vựng được sử dụng, vì vậy đoán nội dung bài viết là điều quan trọng. Kỹ năng đọc hiểu cơ bản mà các bạn cần biết là cách đọc lướt để lấy ý, xem tiêu đề, phụ đề, tranh ảnh minh họa để hiểu sơ lược vấn đề đang được bàn đến.

    Nếu bạn có một cuốn sách vô cùng dày mà bạn chỉ cần đọc một phần nhỏ về lĩnh vực bạn đang tìm hiểu thì đọc lướt cũng là kỹ năng phù hợp. Việc tìm thông tin và khoanh vùng kiến thức sẽ giúp việc đọc sách tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả hơn.

    EBIV4. Nhàm chán
    Nếu bạn hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành, không gặp khó khăn trong từ vựng và cũng rất tự tin về kỹ năng đọc hiểu của mình, nhưng bạn vẫn không tiến bộ? Hẳn là do bạn chưa thật sự đam mê nó.

    Nhiều khi bạn thấy học tiếng Anh chuyên ngành quá chán, không thể kiên trì được nên bạn lúc học lúc nghỉ, thích thì học không thích thì nằm chơi, như vậy là chưa phù hợp. Luyện tập hàng ngày, và đừng để những nhân tố bên ngoài (TV, facebook, truyện tranh…) làm phân tán sự chú ý khi đang học.

    Vậy làm sao để tiếng Anh chuyên ngành trở nên hấp dẫn hơn? Bạn có thể học từ vựng thông qua các bộ phim, như “Maid in Manhattan” cho chủ đề khách sạn, “The Godfather” chủ đề kinh doanh và “Death of a Salesman” cho chuyên ngành Sales... Để rèn kỹ năng đọc hiểu, bạn phải biết cách lựa chọn tài liệu cho phù hợp. Mới học thì đừng nên bắt đầu với những cuốn dày và toàn chữ, bạn sẽ bị “dội ra” ngay lập tức. Sau khi lựa chọn chủ đề sách và tác giả mà mình yêu thích, bước đầu nên đọc những cuốn tương đối đơn giản và có nhiều hình ảnh minh họa. Tìm hiểu thông tin về sách trên trang web hoặc từ lời khuyên của bạn bè, người thân sẽ giúp tiết kiệm thời gian chọn lựa.

    Hiểu được 4 trở ngại lớn nhất này đã làm cho bạn thấy tiếng Anh chuyên ngành không còn quá “khó nuốt” nữa, phải không? Khắc phục được 4 điều trên là bạn đã bước đầu thành công rồi đấy! Chúc cho bạn sẽ yêu thích và mau chóng làm chủ tiếng Anh chuyên ngành nhé!

    Sưu tầm
     

Chia sẻ trang này

Share