Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thường là tranh giành đất thờ cúng tổ tiên do ông bà, cha mẹ để lại. Vậy anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau. >>> Xem thêm: Thủ tục làm sổ đỏ lần đâu cho căn hộ chung cư mới mua. 1. Đất hương hỏa là đất gì? Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có định nghĩa cụ thể cho cụm từ “Đất hương hỏa”. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn có thể dễ dàng hiểu đất hương hỏa là đất mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu sử dụng với mục đích thờ cúng nhằm tưởng nhớ tới người thân đã quá cố của họ. Đất dùng vào mục đích thờ cúng được quy định tại Điều 645 Bộ Luật Dân sự 2015 - “Di sản dùng vào việc thờ cúng”. Tuy nhiên, để đất được xác định là di sản dùng vào việc thờ cúng, người chết khi lập di chúc phải định đoạt và chỉ rõ phần di sản nào được dùng vào việc thờ cúng, nếu không tài sản sẽ được chia thừa kế cho người thừa kế theo đúng quy định pháp luật. 2. Anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết thế nào? 2.1 Đất hương hỏa có được thừa kế hoặc chuyển nhượng không? Đất hương hỏa không được thừa kế hoặc chuyển nhượng. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, đất hương hỏa (hay di sản dùng vào việc thờ cúng) sẽ không được chia thừa kế cho con cháu. Người chết sẽ lập di chúc chỉ định ra người được giao quản lý đất hương hỏa để thực hiện việc thờ cúng. Trường hợp trong di chúc không chỉ định người được giao đất hương hỏa, những người thừa kế theo pháp luật của người chết sẽ cùng thỏa thuận để cử ra người quản lý đất thờ cúng. Người được chỉ định chỉ là người có trách nhiệm đứng ra quản lý đất và đảm bảo việc thờ cúng được thực hiện đúng với mục đích của di sản và nguyện vọng của người lập di chúc. Do đó, người được giao đất sẽ không có quyền chuyển nhượng đất hương hỏa cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Theo đó, đất hương hỏa sẽ là loại đất áp dụng cơ chế nhượng quyền quản lý, tức đời trước truyền cho đời sau trên hình thức lập di chúc và chỉ được dùng vào mục đích thờ cúng, hương hỏa. Như vậy, đất hương hỏa không được thừa kế, chuyển nhượng. >>> Xem thêm: Trường hợp nào được cấp lại sổ đỏ trong năm 2024? 2.2 Thủ tục giải quyết khi anh em tranh giành đất hương hỏa Theo quy định tại Điều 235 Luật Đất đai 2024, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai nói chung và anh em tranh giành đất hương hỏa nói riêng tự hòa giải, giải quyết tranh chấp đất trước khi thực hiện hòa giải tại cơ sở. Nếu các bên tranh chấp đã tự hòa giải nhưng vẫn không thành, khi này các bên sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi xảy ra tranh chấp đất đai để hòa giải ở cơ sở. Thủ tục giải quyết hòa giải ở cơ sở khi anh em tranh giành đất hương hỏa được thực hiện theo quy trình tại Điều 235 Luật Đất đai 2024 và Điều 105 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau: * Hồ sơ cần chuẩn bị - Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai (bản chính) - Giấy tờ có liên quan đến việc sử dụng đất (công chứng/chứng thực) * Trình tự thực hiện Bước 1. Người đề nghị nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lên UBND xã. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đơn, UBND xã phải thông báo tới các bên tranh chấp và Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất về việc thụ lý đơn yêu cầu hòa giải. Trường hợp không thụ lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 3. Thẩm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp; thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc, quá trình và hiện trạng sử dụng đất. Bước 4. Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp gồm: - Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND xã. - Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. - Công chức làm công tác địa chính - Người sinh sống lâu năm, biết rõ về nguồn gốc cùng quá trình sử dụng thửa đất (nếu có) - Đại diện tổ chức/cá nhân khác như người đại diện cộng đồng dân cư; người có uy tín trong khu vực; người có trình độ pháp lý; già làng; người biết rõ vụ việc; công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; đại diện của Hội Nông dân/Hội Phụ nữ/Hội Cựu chiến binh; Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM cấp xã… Bước 5. Tổ chức cuộc họp hòa giải Tại cuộc họp hòa giải cần có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cùng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp 01 trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 02 thì việc hòa giải được coi là không thành. Bước 6. Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành * Trường hợp hòa giải thành: Sau khi kết thúc buổi hòa giải, kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản bao gồm các nội dung: Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải Thành phần tham gia buổi hòa giải Tóm tắt nội dung tranh chấp (trong đó thể hiện rõ nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp theo kết quả xác minh) Ý kiến của Hội đồng hòa giải Nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc không thỏa thuận. Biên bản hòa giải cần phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp và thành viên tham gia hòa giải (có dấu của UBND cấp xã) Trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì phải ký vào từng trang, đóng dấu của UBND xã và gửi 01 bản cho các bên tranh chấp, đồng thời lưu tại UBND xã. * Trường hợp hòa giải không thành UBND cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. Lưu ý: Trong 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên lại có ý kiến (bằng văn bản) khác với nội dung đã thống nhất thì Chủ tịch UBND xã cùng Hội đồng hòa giải tổ chức lại cuộc họp để xem xét, giải quyết đối với ý kiến bổ sung và lập lại biên bản. * Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu hòa giải. * Lệ phí (nếu có): Kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải tranh chấp đất đai được quy định theo Luật phí và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật phí và lệ phí. >>> Xem thêm: Có thể sửa đổi di chúc đã công chứng được không? Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Anh em tranh giành đất hương hỏa giải quyết thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com