Khi thực hiện các giao dịch chuyển nhượng bất động sản, người bán, người chuyển nhượng sẽ phải nộp rất nhiều các loại thuế, phí khác nhau. Bởi vậy, việc có những hiểu biết kĩ càng nhất định về các khoản cần phải nộp sẽ giúp những người chuyển nhượng có thể có những chủ động nhất định trong việc giao dịch. Do đó, trong bài viết dưới đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin về những khoản tiền mà người bán chung cư cần phải nộp mà hiện nay rất nhiều người đang quan tâm tới. >>>>> Xem thêm: Công chứng giấy tờ xe có hiệu lực trong vòng bao lâu 1. Phí công chứng hợp đồng mua bán chung cư Khi mua bán chung cư, các bên phải lập hợp đồng mua bán có công chứng theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 trừ trường hợp: - Căn hộ chung cư thuộc sở hữu của Nhà nước. - Căn hộ chung cư là nhờ ở xã hội, nhà tái định cư. - Căn hộ chung cư có một trong các bên (bên bán hoặc bên mua) là doanh nghiệp kinh doanh có ngành nghề về bất động sản (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 02/2022/NĐ-CP). Theo đó, bên bán và bên mua có thể thoả thuận về người nộp phí công chứng. Nếu các bên thoả thuận bên bán nộp thì người có trách nhiệm thanh toán phí công chứng với tổ chức hành nghề công chứng là bên bán. Phí công chứng gồm thù lao công chứng và phí công chứng. Trong đó: >>> Có thể bạn quan tâm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thừa kế thủ tục như thế nào? - Phí công chứng: Căn cứ vào giá trị của căn hộ chung cư theo tỷ lệ tương ứng nêu cụ thể tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC. - Thù lao công chứng: Theo khoản 2 Điều 67 Luật Công chứng hiện hành, thù lao công chứng sẽ được nộp theo thoả thuận giữa người nộp với tổ chức hành nghề công chứng về tiền soạn thảo, in ấn, công tác xa… nhưng không vượt mức trần theo quy định của từng tỉnh, thành phố. 2. Thuế thu nhập cá nhân Theo Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người có thu nhập từ việc bán tài sản phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân được tính bằng 2% của giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng. Tuy nhiên, việc xác định số thuế thu nhập cá nhân cũng phải căn cứ vào giá quy định của bảng giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định (giá Nhà nước) thì sẽ có hai trường hợp sau đây: - Giá trong hợp đồng thấp hơn giá Nhà nước hoặc không ghi giá thì tính thuế thu nhập cá nhân theo giá Nhà nước. - Giá trong hợp đồng mua bán cao hơn giá Nhà nước thì tính theo giá trong hợp đồng. Lưu ý: Mặc dù đây là khoản tiền mà bên bán có trách nhiệm phải nộp bởi đây là đối tượng sẽ phát sinh thu nhập sau khi bán tài sản của mình. Tuy nhiên, nếu hai bên mua bán thoả thuận là bên mua nộp thì bên bán sẽ không phải nộp số tiền thuế thu nhập cá nhân này. >>> Xem thêm: Địa chỉ ngân hàng cho vay lãi suất thấp uy tín nhất 2023 3. Một số khoản tiền khác khi có thoả thuận Theo quy định nêu trên, chỉ có thuế thu nhập cá nhân là bên bán phải có nghĩa vụ nộp nếu không có thoả thuận khác. Còn tiền phí công chứng sẽ do hai bên thoả thuận người nộp. Ngoài ra, thông thường khi mua bán chung cư, người mua sẽ là đối tượng đi làm Sổ hồng chung cư và theo đó, người mua sẽ phải nộp các khoản tiền sang tên Sổ hồng. Tuy nhiên, không thiếu trường hợp, người bán sẽ là người sang tên Sổ hồng chung cư sau khi hai bên ký xong hợp đồng mua bán (do các bên thoả thuận). >>>>>> Xem thêm: Có cách nào để kiểm tra sổ đỏ thật giả không Nếu trường hợp bên bán phải sang tên Sổ hồng chung cư thì người bán còn phải nộp phí thẩm định hồ sơ (thường dao động từ 500.000 đồng - 05 triệu đồng), phí cấp bìa Sổ hồng (thường là 100.000 đồng/giấy/lần cấp) và lệ phí trước bạ bằng 0,5% giá tính lệ phí trước bạ. Như vậy, trên đây chính là các quy định hiện hành về những khoản tiền phải nộp khi bán chung cư. Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com