Biểu hiện và cách điều trị loãng xương ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh.

huy4787/4/18

  1. huy478

    huy478 New Member

    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Phụ nữ loãng xương ở độ tuổi tiền mãn kinh là tình trạng thường hay gặp, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết nhằm tránh những hậu quả bất lợi của bệnh loãng xương. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho mỗi người.
    [​IMG]
    Những biểu hiện của bệnh loãng xương?
    Biểu hiện của loãng xương.
    Theo các giảng viên Vật Lý Trị Liệu Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM, biểu hiện của bệnh loãng xương thường xảy ra khá muộn. Dấu hiệu đầu tiên thường là đau những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể khi đứng hoặc ngồi lâu như: xương gót, đầu dưới hoặc đầu trên xương chày của cẳng chân hoặc cột sống thắt lưng và cột sống cổ... Hậu quả của loãng xương là: gãy đầu dưới xương cẳng tay, gãy xương hông và lún xẹp đốt sống, chiếm đa số ở người lớn tuổi. Phụ nữ sau mãn kinh có thể bị thấp đi từ 4 đến 6cm và hình ảnh của lún đốt sống có thể là gù, còng lưng và vẹo cột sống.
    Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm.
    Loãng xương khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh nên cần khám định kỳ ở giai đoạn này nhằm phát hiện sớm, ngăn ngừa và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ gãy xương và nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh.
    Xem thêm về bệnh loãng xương: http://benhlyxuongkhop.net/benh-loang-xuong-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh-loang-xuong.html


    Điều trị và chế độ sinh hoạt khi bị loãng xương

    Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời phối hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và làm việc đúng mức là rất cần thiết nhằm tránh những hậu quả bất lợi của loãng xương, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài sự trẻ trung và tuổi thọ cho mỗi người.
    Sinh hoạt năng động, siêng tập thể dục, phơi nắng... Trong khi làm việc nên tránh những việc ngồi hoặc đứng quá lâu hoặc những tư thế làm việc bất lợi cho bộ xương như ngồi xổm hoặc đứng khom lưng... Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc. Tránh những công việc khuân vác nặng nhọc.
    Cần có sự hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp các nhóm để ức chế sự tiêu xương và tăng khối lượng xương. Bổ sung calcium và vitamin D.
     

Chia sẻ trang này

Share