Khá nhiều người mua chung cư thường chỉ tham gia hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, không ký kết trực tiếp với người bán. Vấn đề này đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp và những rủi ro có thể phát sinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? 1. Mua chung cư chi có hợp đồng mua bán có được phép không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Luật Nhà ở năm 2014, việc mua chung cư chỉ qua hợp đồng mua bán (trong trường hợp chung cư chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hay còn được gọi là sổ hồng) là hoàn toàn hợp pháp, miễn là nó thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Là nhà ở hình thành trong tương lai; - Là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; - Là nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, kể cả trường hợp đã nhận bàn giao từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với chung cư đó. Ngoài ra, để tham gia giao dịch mua bán, chung cư phải có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh điều kiện theo quy định của pháp luật. 2. Các rủi ro khi mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán Từ phân tích nêu trên, có thể thấy mua chung cư khi chỉ có hợp đồng mua bán hoàn toàn được pháp luật cho phép nếu đáp ứng các điều kiện kèm theo, tuy nhiên việc này cũng tiềm ẩn một số rủi ro đối với bên mua, cụ thể như sau: - Thứ nhất, trường hợp bên bán và bên mua bị mất liên lạc với nhau, người đại diện theo ủy quyền của họ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc qua đời thì hợp đồng có có nguy cơ không thực hiện được. - Thứ hai, trong trường hợp sau khi hai bên ký hợp đồng đặt cọc, nếu như chủ đầu tư muốn bán lại chung cư đó thì vẫn để cho người chủ đầu tiên đứng tên trong sổ hồng, người chủ thứ hai trở đi cũng chỉ được ủy quyền sử dụng căn chung cư đó, chứ không có gì để đảm bảo về quyền lợi. >>> Xem ngay: Văn phòng công chứng nào làm việc ngày nghỉ? Công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật tại Hà Nội? Đối với những dự án chung cư đang trong thời gian cấp sổ hồng thì giao dịch mua bán giữa hai bên sẽ chỉ thực hiện theo hình thức hợp đồng ủy quyền mà không có sự xác nhận của chủ đầu tư. - Thứ ba, trong trường hợp người mua không tìm hiểu kỹ các thông tin về dự án, chủ đầu tư thì có thể mua phải căn chung cư trong dự án của chủ đầu tư không uy tín, năng lực kém dẫn đến việc bị chậm hoặc thậm chí không được cấp sổ hồng. 3. Các cách giảm thiểu rủi ro khi mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán Trường hợp 1: Mua chung cư trực tiếp từ chủ đầu tư dự án. - Một là, ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư. Nếu muốn mua chung cư chưa có sổ hồng thì hợp đồng mua bán cần phải ký trực tiếp với chủ đầu tư. Tại thời điểm bàn giao nhà, nếu chủ đầu tư vẫn chưa có sổ hồng thì trong hợp đồng mua bán phải có điều khoản có nội dung cụ thể về thời điểm có sổ. >>> Xem thêm: Pháp luật Việt Nam quy định phí công chứng văn bản hủy hợp đồng là bao nhiêu? Có đắt đỏ hay không? Để đảm bảo thực hiện nội dung này, người mua có thể thỏa thuận với chủ đầu tư về việc thanh toán trước một phần giá trị căn chung cư và phần còn lại sẽ thanh toán sau khi nhận được sổ hồng. Thêm vào đó, hợp đồng mua bán bắt buộc phải được công chứng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014. - Hai là, tìm hiểu uy tín, năng lực của chủ đầu tư cũng như chất lượng chung cư. Hiện nay không khó để có thể tìm hiểu thông tin về các dự án bất động sản, cũng như thông tin về các chủ đầu tư. Một số nguồn thông tin dễ tìm như các bài viết trên báo chí, các kênh truyền thông, mạng xã hội, diễn đàn về bất động sản, mua bán nhà đất, chung cư. - Ba là, tìm hiểu về lý do vì sao chung cư chưa có sổ hồng và dự kiến thời gian được cấp sổ. Trường hợp 2: Mua chung cư từ chủ đầu tư thứ cấp. Chủ đầu tư thứ cấp là những chủ đầu tư có chức năng kinh doanh bất động sản. Khi mua chung cư từ đối tượng này, cần kiểm tra thông tin và lựa chọn sàn giao dịch bất động sản uy tín, hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. >>> Xem ngay: Trình tự, thủ tục chứng thực chữ ký gồm những bước nào? Khi đi chứng thực chữ ký cần mang theo những giấy tờ gì? Trường hợp 3: Nhận chuyển nhượng chung cư từ cá nhân khác. Khi nhận chuyển nhượng chung cư từ cá nhân khác, cần yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình hợp đồng mua bán với chủ đầu tư trước đó để đảm bảo tính pháp lý của căn hộ khi thực hiện công chứng hợp đồng. Trong trường hợp căn hộ chung cư đã mua bán đến lần thứ 3, thì khi công chứng cần yêu cầu bên bán cung cấp bản hợp đồng mua bán lần gần nhất. Ngoài ra, khi chuyển nhượng chung cư là nhà ở thương mại, bên bán còn phải cung cấp văn bản xác nhận của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD. Trên đây là "Các rủi ro khi mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán". Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com