Cẩm nang thuê nhà trọ dành cho tân sinh viên MỚI NHẤT 2022

Xoanvpccnh16528/9/22

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Năm học mới sắp tới, đây là thời điểm sinh viên bắt đầu đến các trường đại học để tìm kiếm nhà trọ cho ít nhất 04 năm đại học sắp tới. Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm các tips mà sinh viên không thể bỏ qua khi đi tìm phòng trọ sắp tới nhé!


    >>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói từ A - Z

    1. Kiểm tra chủ trọ là ai?

    Đây có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cẩm nang thuê nhà trọ dành cho tân sinh viên.

    Hiện nay, tình trạng lừa đảo phòng trọ diễn ra rất nhiều. Có nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý muốn nhanh chóng tìm được phòng trọ đẹp, hợp túi tiền và thời gian gấp gáp vì sắp nhập học của tân sinh viên để lừa đảo tiền đặt cọc.

    Thông thường, các đối tượng lừa đảo sẽ đăng thông tin về phòng trọ lên mạng xã hội hoặc quảng cáo ở kênh cho thuê trọ để sinh viên tìm trọ biết đến. Sau khi có sinh viên hỏi thuê trọ, các đối tượng đều bắt người thuê phải đặt cọc ngay để giữ chỗ cho dù có thể người thuê còn chưa biết đến phòng trọ như thế nào.

    Các đối tượng này thường không phải chính chủ, thậm chí còn không phải người được chủ trọ uỷ quyền cho phép được thay mặt chủ trọ cho thuê nhà trọ. Do đó, trước khi thuê trọ, tân sinh viên cần phải tìm hiểu về chủ trọ là ai.

    Khi đó, cần đặt ra các câu hỏi: Chủ nhà trọ là ai? Có phải người sở hữu hợp pháp căn phòng cho thuê không? Nếu không phải chủ nhà thì có phải người được uỷ quyền và có quyền cho người khác thuê không.

    Theo quy định tại Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người cho thuê trọ phải đáp ứng điều kiện sau đây:

    - Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được cho phép, uỷ quyền thực hiện việc cho thuê thay cho chủ sở hữu.

    - Phải có đầy đủ hành vi dân sự để thực hiện ký kết hợp đồng cho thuê nhà.


    [​IMG]


    Do đó, khi thuê nhà, cần phải kiểm tra tư cách của bên cho thuê thông qua các loại giấy tờ như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn; sổ hộ khẩu; Sổ đỏ; giấy uỷ quyền (nếu có); hợp đồng cho thuê (trong trường hợp bên cho thuê là người thuê và được chủ sở hữu đồng ý cho thuê lại phòng trọ)…

    >>>> Xem thêm: Công chứng giấy tờ tùy thân ở đâu?

    2. Lập hợp đồng thuê trọ

    Ngoài việc tìm hiểu chủ trọ là ai, một trong những cẩm nang thuê nhà trọ dành cho tân sinh viên cần phải biết đó là cần lập hợp đồng thuê trọ nếu đã “chốt” căn phòng cho thuê.

    Theo đó, cần lưu ý những vấn đề sau về hợp đồng thuê trọ:

    2.1 Có phải lập thành văn bản không?

    Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng thuê nhà là sự thoả thuận về việc cho thuê nhà và bên thuê về việc giao nhà thuê cho bên thuê, bên thuê sẽ trả tiền thuê cho bên cho thuê.

    Đồng thời, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng thuê nhà nói riêng có thể thực hiện bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản.

    Căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở, hợp đồng liên quan đến nhà ở phải lập thành văn bản. Do đó, hợp đồng thuê nhà là một trong các loại hợp đồng liên quan đến nhà ở nên phải lập thành văn bản.

    2.2 Đọc kỹ nội dung trong hợp đồng

    Trước khi đặt bút ký vào hợp đồng, người thuê trọ nhất định phải đọc kỹ nội dung hợp đồng thuê trọ. Căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, các nội dung nhất định phải có trong hợp đồng thuê trọ gồm:

    - Họ tên, địa chỉ của các bên: Bên thuê trọ, bên cho thuê trọ.

    - Đặc điểm của phòng/căn hộ cho thuê: Diện tích, đồ đạc kèm theo khi cho thuê. Có thể lập thành phụ lục danh sách các đồ vật kèm theo nhà cho thuê (nếu có);

    - Giá cho thuê theo thoả thuận của các bên và phương thức thanh toán tiền (thanh toán một tháng một, định kỳ 03 tháng/lần; 06 tháng/lần/01 năm/lần…)

    - Thời hạn cho thuê và thời gian giao nhận nhà thuê.

    - Quyền, nghĩa vụ và cam kết của các bên…

    2.3 Không nhất định phải công chứng, chứng thực

    Mặc dù theo phân tích ở trên, hợp đồng thuê nhà trọ phải lập thành văn bản nhưng căn cứ Luật Công chứng, hợp đồng thuê nhà không phải công chứng, chứng thực.

    Đồng thời, khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 cũng khẳng định: "Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu"

    Như vậy, có thể khẳng định, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

    >>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng gần nhất tại Hà Nội


    [​IMG]


    2.4. Điện nước khi thuê trọ

    Giá điện khi cho sinh viên thuê nhà được thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư số 25/2018/TT-BCT như sau:

    - Nếu thuê dưới 12 tháng, chủ nhà không kê khai đủ số người dùng điện: Áp dụng giá điện bậc 3 từ 101 - 200kWh (tương đương 2.014 đồng/kWh) cho toàn bộ sản lượng điện; nếu kê khai đủ thì bên bán điện sẽ cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú của công an.

    - Nếu thuê nhà từ 12 tháng trở lên, có đăng ký tạm trú: Ký hợp đồng mua bán điện với bên bán điện.


    >>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền mua bán đất đai, nhà ở

    3. Chấm dứt hợp đồng thuê trọ

    Một trong những cẩm nang thuê nhà trọ dành cho tân sinh viên không thể thiếu là thoả thuận khi chấm dứt hợp đồng thuê trọ. Theo đó, Điều 132 Luật Nhà ở quy định, trong thời gian thuê nhà bên thuê không được tự ý chấm dứt hợp đồng thuê nhà, thu hồi nhà ở trừ trường hợp người thuê:

    - Không trả tiền từ 03 tháng trở lên không có lý do chính đáng.

    - Không dùng nhà đúng mục đích.

    - Tự ý đục phá, cải tạo, cơi nới, phá dỡ nhà đang thuê…


    4. Không đăng ký tạm trú khi thuê trọ bị phạt thế nào?

    Khi thuê trọ có đủ điều kiện để đăng ký tạm trú nhưng không đăng ký thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP bởi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại chỗ trọ, sinh viên thuê trọ phải có nghĩa vụ đi đăng ký tạm trú theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020.

    Nếu thay đổi nơi trọ, đủ điều kiện đăng ký tạm trú nhưng không thực hiện thì người thuê trọ có thể bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng theo điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Theo đó, thủ tục đăng ký tạm trú tại nhà thuê thực hiện như sau:

    - Hồ sơ: Tờ khai, hợp đồng thuê nhà ở.

    - Nơi đăng ký: Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú.

    - Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ…


    5. Nên tìm phòng trọ ở các nguồn nào?

    Hiện nay, với khoa học kỹ thuật phát triển, việc tiếp cận các tri thực được ưu tiên sử dụng mạng lưới internet. Do đó, để tìm phòng trọ, tân sinh viên có thể thực hiện tại các nguồn sau đây:

    - Trực tiếp tại các địa điểm cho thuê trọ. Việc tìm kiếm phòng trọ này thường vất vả cũng như phạm vi tìm kiếm khá rộng… khiến nhiều sinh viên mới nhập học cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, đây là cách trực tiếp và dễ dàng nhất để có thể tìm được đầy đủ cũng như tiếp cận nhanh nhất đến thông tin về phòng trọ.

    - Thông qua các website cho thuê nhà trọ nhà mogi, chotot, batdongsan… hoặc các trang fanpage tìm kiếm phòng trọ theo khu vực trên Facebook, Zalo…

    - Thông qua các trung tâm hỗ trợ sinh viên, phòng hỗ trợ sinh viên của các trường đại học…

    - Thông qua người thân, bạn bè…


    >>>> Có thể bạn chưa biết: Cộng tác viên công chứng là gì?


    Như vậy, trên đây là cẩm nang thuê nhà trọ dành cho tân sinh viên. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:


    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ


    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội


    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này

Share