Chính sách bất động sản nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2022

Xoanvpccnh16521/9/22

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Khiếu nại về đất đai là một trong những quyền của người sử dụng đất để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi cá nhân hoặc tổ chức nhận thấy việc giải quyết các chế độ liên quan tới đất đai là không phù hợp hoặc trái với quy định của pháp luật thì có thể thực hiện quyền khiếu nại. Và việc khiếu nại phải đúng trình tự, thủ tục và đúng thẩm quyền được quy định. Vì vậy, hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu quy định hiện hành của pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong bài viết dưới đây.

    1. Chủ thể có thẩm quyền khiếu nại về đất đai

    Luật đất đai hiện hành quy định có hai nhóm Chủ thể được quyền khiếu nại về đất đai, theo phạm vi mở rộng so với các quy định trước đây, bao gồm: Người sử dụng đất và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất. Cụ thể:

    [​IMG]

    1.1. Chủ thể là Người sử dụng đất

    Căn cứ quy định tại Điều 204 Luật đất đai năm 2013, Người có quyền khiếu nại về đất đai trước hết và cũng chủ yếu nhất, đó là Người sử dụng đất, bao gồm:

    – Tổ chức, Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước.

    – Cơ sở Tôn giáo như Nhà thờ, Chùa….

    – Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    – Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    Lưu ý: Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, không nhất thiết là đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có quyền khiếu nại.

    1.2. Chủ thể là Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất

    Đây là nhóm Chủ thể không phải là Người sử dụng đất (Không phải chính chủ) như đã nêu ở mục trên, họ chỉ là Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, vì thế, vẫn bị chịu tác động của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai, nên họ cũng được quyền khiếu nại. Họ có thể là người thuê đất của người khác, cũng có thể là người có tài sản trên đất…

    >>>> Xem thêm: Tìm cộng tác viên công chứng

    2. Đối tượng bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

    Khiếu nại về đất đai là việc Người sử dụng đất, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, thực hiện quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Cơ quan Nhà nước, Cán bộ công chức có thẩm quyền trong quá trình quản lý về đất đai khi họ cho rằng, quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Có thể nói rằng, khiếu nại xuất hiện gần như trong mọi lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước. Chẳng hạn một Người bị xử phạt hành chính do hành vi gây rối trật tự công cộng, kinh doanh quán ăn không niêm yết giá, lấn chiếm lòng lề đường…. đều có quyền khiếu nại. Và thực tế có rất nhiều Người đã thực hiện quyền khiếu nại của mình, trong đó có trường hợp khiếu nại không thành, nhưng cũng có nhiều trường hợp khiếu nại thành công, dẫn đến việc Cơ quan hoặc Người có thẩm quyền đã thu hồi quyết định hành chính bị khiếu nại…

    Về đối tượng bị khiếu nại, chính là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do Cơ quan hoặc Người có thẩm quyền ban hành hoặc thực hiện trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai. Theo đó, nhìn chung, người dân có quyền khiếu nại gần như mọi vấn đề có liên quan đến quản lý đất đai. Song thường khiếu nại về những nhóm vấn đề lớn sau:

    + Khiếu nại liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

    + Khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, việc không cho gia hạn thời hạn sử dụng đất;

    + Khiếu nại liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;

    + Khiếu nại liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Ngoài ra, người sử dụng đất còn có quyền khiếu nại các vấn đề khác như: Khiếu nại việc xử phạt vi phạm về đất đai, Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai, Khiếu nại việc thu tiền sử dụng đất, thuế đất…

    [​IMG]

    3. Chủ thể bị khiếu nại về đất đai

    Chủ thể bị khiếu nại là chủ thể đặc biệt, tức là Chủ thể mang trong mình quyền lực Nhà nước: Bao gồm Cơ quan có thẩm quyền hoặc Người có thẩm quyền đã ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính là đối tượng đã bị khiếu nại nêu trên.

    Việc xác định Người bị khiếu nại rất quan trọng, vì nó liên quan đến việc xác định Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thủ tục, ngoài ra còn là xác định Người đã ra quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính có đúng thẩm quyền về nội dung không.

    Ví dụ: thẩm quyền thu hồi đất của cá nhân thuộc về Ủy ban cấp huyện, theo đó nếu Ủy ban cấp xã mà ra quyết định thu hồi đất là trái thẩm quyền.

    >>>> Xem thêm: Hiệu lực của di chúc

    4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

    Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 204 Luật đất đai 2013 và Điều 7 Luật khiếu nại 2011: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được phân cấp thành thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Điều đó cũng có nghĩa rằng: Về nguyên tắc, Người sử dụng đất có quyền khiếu nại hai cấp, ngoại trừ, những khiếu nại, mà thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này, Người sử dụng đất chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính, mà không thể khiếu nại lần hai lên cấp cao hơn.

    4.1. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu

    Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chính là Thủ trưởng của Cơ quan đã ra quyết định hoặc của Người đã ra quyết định hay thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại. Như vậy, trong nhiều trường hợp: Chủ thể bị khiếu nại và Chủ thể giải quyết khiếu nại chính là một người.

    4.2. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai

    Sau khi khiếu nại lần đầu được giải quyết, mà Người sử dụng đất không đồng ý hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà Người sử dụng đất không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai chính là Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

    5. Thời hiệu khiếu nại về đất đai

    Thời hiệu khiếu nại, là điều quan trọng bậc nhất, nhưng thường không được xem trọng. Thời hiệu khiếu nại là khoảng thời gian, pháp luật cho phép Người sử dụng đất được thực hiện quyền khiếu nại của mình, mà khi thời hạn này hết đi, Người sử dụng đất mất quyền khiếu nại.

    Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

    >>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín tại Hà Nội

    [​IMG]

    Lưu ý: Những đối tượng có thể bị khiếu nại về đất đai, cũng chính là những đối tượng có thể bị khởi kiện vụ án hành chính. Theo đó, khi người sử dụng đất nhận được hoặc biết được quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính tại mục 2 nêu trên, Người sử dụng đất có quyền chọn khiếu nại như đã phân tích hoặc khởi kiện ngay ra Tòa. Trong trường hợp người sử dụng đất đã khiếu nại hai lần như trên, mà kết quả không ưng ý, sau đó vẫn có quyền tiếp tục khởi kiện ra Tòa.

    Như vậy, trên đây là tóm tắt toàn bộ nội dung quy định của pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này

Share