Chữa bệnh tiêu chảy bằng phương pháp dân gian

diennguyen5921/12/17

  1. diennguyen59

    diennguyen59 New Member

    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bệnh tiêu chảy thường xuất hiện vào mùa hè và có sức lây lan khá mạnh. Đây là căn bệnh gây nên rất nhiều phiền toái cho người bệnh và thường phải đi vệ sinh rất nhiều lần trong ngày. Những ca bị tiêu chảy nặng sẽ dẫn đến tình trạng đi cầu phân có lẫn đàm hoặc máu gây cảm giác đau rát hậu môn. Chính vì vậy việc điều trị bệnh nhanh tróng và kịp thời là điều hết sức cần thiết. Dưới đây tôi xin chia sẻ tới bạn đọc các bài thuốc dân giân chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả nhất để bạn đọc tham khảo và có biện pháp chữa bệnh tốt nhất nếu không may mắc phải căn bệnh này.

    Có thể ban quan tâm: Uống cao mèo đen có tác dụng gì

    Ngăn ngừa bệnh tiêu chảy bằng cách giữ gìn vệ sinh tay chân thật sạch sẽ

    Muốn phòng ngừa bệnh tiêu chảy, việc đầu tiện chúng ta cần làm đó là giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ. Đặc biệt là tuân thủ ăn chín uống sôi. Việc rửa tay sau khi đi vệ sinh là điều hết sức cần thiết. Đô ăn thức uống cần được làm chin nấu sôi và tránh để ruồi nhặng, gián đậu hay bâu vào. Khi ăn rau sống cần rửa rau dưới vòi nước để các vi khuẩn bị rửa trôi, sau đó ngân rau với nước muối pha loãng để các vi khuẩn còn sót lại được triệt tiêu hết.

    Bài thuốc chữa tiêu chảy từ rau sam

    [​IMG]

    Trong dân gian có nhiều loại thuốc để chữa kiết lỵ. Theo y học cổ truyền, rau sam là loại rau có vị chua, tính hàn, có thể trị được kiết lỵ, trừ giun sán và chữa mụn nhọt. Có thể phòng ngừa căn bệnh tiêu chảy, kiết lỵ bằng cách hằng ngày ăn rau sam luộc hoặc đem rau sam nấu cháo. Khi có triệu chứng đau bụng thì lập tức hái rau sam cùng với cây cỏ sữa tươi, sau đó sắc thành nước để uống. Nếu bị nặng, đến giai đoạn đi cầu ra máu thì sắc thêm với rau má, cây nhọ nồi cũng có tác dụng tốt.

    Bài thuốc chữa tiêu chảy từ hồng xiêm
    Ở Nam bộ, trái sabôchê (còn gọi là trái lồng mứt) mà miền Bắc thường gọi là quả hồng xiêm là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng. Sabôchê xanh với vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả chữa kiết lỵ.

    Cách chế biến thì vô cùng đơn giản: Cắt trái sabôchê xanh thành nhiều lát mỏng, sau đó phơi khô, sao vàng để dùng dần. Khi bị tiêu chảy, lấy khoảng 10 lát sabôchê đã phơi khô, sao vàng để sắc với nước, lượng nước phải ngập sabôchê. Uống mỗi ngày 2 lần bệnh sẽ thuyên giảm. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho trẻ uống nên nếm thử, không nên cho trẻ uống đặc quá.

    Bài thuốc chữa tiêu chảy từ lá cây ổi

    – Cách 1: Búp ổi 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g, vỏ măng cụt 20g, sắc kỹ các nguyên liệu này để lấy nước uống, chia làm nhiều lần trong ngày.
    – Cách 2: Búp ổi 20g, củ riềng 8g, củ sả 16g. Thái nhỏ các nguyên liệu này, sao qua, sắc lấy nước đặc uống, lưu ý chỉ uống trong ngày.
    – Cách 3: Búp ổi 20g sao qua, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g. Tất cả các nguyên liệu này đem cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia ra uống làm 2 lần trong ngày.
    – Cách 4: Lá ổi 20g, vỏ bưởi 20g đem phơi khô lá chè tươi 10g, gừng tươi 2 lát. Đem tất cả các nguyên liệu này đi sắc uống.

    Bài thuốc chữa tiêu chảy từ mơ lông
    Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát giúp tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất để chữa kiết lỵ là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với một quả trứng gà ta, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc đem hấp cách thủy. Lưu ý là không được chiên với dầu mỡ như thông thường vì kiết lỵ đại kỵ với chất béo chất dầu. Có thể ăn một ngày 2 hoặc 3 lần và liên tục trong 3 đến 4 ngày sẽ khỏi.
    Hiện nay, tại các nhà hàng, mơ lông trứng nướng là món đặc sản có nhiều thực khách ưa thích. Nếu người nào hợp khẩu vị hoặc thích mùi của lá mơ lông thì sắc nước uống trực tiếp cũng rất tốt.

    Khi bị tiêu chảy với các triệu chứng nhẹ hơn dạng cấp, nếu nhà có cây ổi có thể lấy ngay 5-7 búp ổi tươi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, ngày 2-3 lần.
    Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài thuốc hay tại: http://caythuoctot.com/
     

Chia sẻ trang này

Share