Chứng chỉ quỹ là một trong những hình thức đầu tư phổ biến và được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chứng chỉ quỹ là gì? Trong bài viết này, Ngân hàng số Timo sẽ cung cấp các kiến thức về định nghĩa và các đặc tính của chứng chỉ quỹ, những lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào hình thức này. Xem ngay nhé! Chứng chỉ quỹ là gì? Theo quy định của Luật chứng khoán 2019 có quy định về khái niệm chứng chỉ quỹ như sau: “Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán. Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào báo ra công chúng là 10 nghìn đồng.” Hiểu đơn giản thì chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,…) do Công ty Quản lý Quỹ đại diện phát hành cho Nhà đầu tư. Ưu điểm của chứng chỉ quỹ là danh mục đã được chọn lọc, nghiên cứu, theo dõi và phân tích. Vậy nên, việc đầu tư sẽ trở nên an toàn hơn so với việc các cá nhân tự tìm hiểu và đầu tư. Hiện nay, VinaCapital là một trong những Công ty Quản lý Quỹ uy tín được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và lựa chọn. Với 18 năm kinh nghiệm đầu tư cùng đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm trong ngành quản lý quỹ, các quỹ mở do VinaCapital quản lý đã mang lại lợi nhuận kỳ vọng vượt trội cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Timo hiện là đối tác chiến lược với VinaCapital, nên bạn có thể đầu tư vào các quỹ mở ngay trên ứng dụng điện thoại. Do vậy, nếu mua chứng chỉ quỹ qua App Timo, bạn sẽ được xét duyệt nhanh chóng hơn và có thể theo dõi hiệu quả hoạt động của quỹ trên app. Quy trình hoạt động của chứng chỉ quỹ (Nguồn: Internet) Đầu tư vào chứng chỉ quỹ mang lại cho bạn lợi ích gì? Tính thanh khoản cao Bạn có thể bán một phần hoặc toàn bộ chứng chỉ quỹ của mình dễ dàng tại bất kỳ thời điểm nào, quỹ có trách nhiệm mua lại theo giá Chứng chỉ Quỹ tại phiên giao dịch sớm nhất và bạn sẽ nhận được tiền bán sau phiên giao dịch từ 3-6 ngày. An toàn Bạn được cung cấp thông tin về quỹ mở rõ ràng minh bạch, thông qua các số liệu của quỹ, các báo cáo định kỳ. Mỗi quỹ đều được giám sát bởi một ngân hàng độc lập với Công ty Quản lý Quỹ. Mọi giao dịch và thỏa thuận của bạn và Công ty Quản lý Quỹ đều được giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Bắt đầu với số vốn thấp Bạn có thể tham gia đầu tư vào Quỹ mở chỉ với số vốn không quá lớn. Phần vốn đầu tư sẽ phụ thuộc vào từng Công ty Quản lý Quỹ và ngân sách của Nhà đầu tư. Ví dụ, bạn có thể đầu tư vào các quỹ do VinaCapital quản lý qua app Timo chỉ với số tiền tối thiểu 2 triệu đồng. Kiểm soát rủi ro Dù bạn không có nhiều kiến thức về kinh tế tài chính khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ, bạn cũng hoàn toàn yên tâm về khoản đầu tư của mình khi Quỹ được điều hành bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn, nguồn lực để chủ động mua bán và theo dõi các khoản đầu tư để thu được lợi nhuận kỳ vọng cao nhất. Do đó, rủi ro từ việc đầu tư đều được giám sát và quản lý nghiêm ngặt bởi các chuyên viên đầu tư và quản lý Quỹ. Tiết kiệm thời gian Khi bạn chọn được một Công ty Quản lý Quỹ uy tín nhất với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thị trường tài chính để bỏ tiền vào mua chứng chỉ quỹ, công ty sẽ có trách nhiệm theo dõi thị trường, tạo ra lợi nhuận tối ưu cho bạn. Quy trình đơn giản Mọi thông tin về quy trình góp vốn đầu tư, bạn sẽ được tư vấn và hướng dẫn cụ thể từ phía Công ty Quản lý Quỹ. Đầu tư vào quỹ mở mang lại cho bạn nhiều lợi ích Một số đặc tính của chứng chỉ quỹ Nhà đầu tư không được tham gia quyết định đầu tư Bản chất của việc đầu tư chứng chỉ quỹ là ủy thác vốn cho các chuyên gia của công ty quản lý quỹ. Nếu mua chứng chỉ quỹ, những công việc như theo dõi khoản đầu tư, đưa ra quyết định, chốt lời,… sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, việc không được tham gia vào quyết định đầu tư của quỹ có nghĩa là bạn phải chấp nhận rủi ro khi giá trị chứng chỉ quỹ có thể biến động theo tài sản cơ sở đầu tư. Vì thế, để đầu tư an toàn và hiệu quả, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu và lựa chọn công ty quản lý quỹ tốt nhất, dựa trên một số tiêu chí quan trọng như độ uy tín, lịch sử hoạt động, đội ngũ chuyên gia, lãnh đạo, trách nhiệm công bố thông tin, và nhiều tiêu chí khác. >> Xem chi tiết: Thẻ ghi nợ là gì? Rủi ro đầu tư Tương tự như các loại hình đầu tư khác, mua chứng chỉ quỹ cũng có rủi ro nhất định. Cụ thể một số yếu tố làm giá trị của chứng chỉ quỹ như sau: Rủi ro thị trường: Bản chất của chứng chỉ quỹ là một loại hình chứng khoán nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động của thị trường chứng khoán, do đó khi thị trường giảm giá, giá trị của chứng chỉ quỹ cũng giảm. Rủi ro tài sản: Tài sản của quỹ được đầu tư vào các khoản đầu tư khác nhau, do đó khi một hoặc một số khoản đầu tư bị mất giá hoặc gặp khó khăn, giá trị của chứn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro hệ thống: Quỹ đầu tư cũng có thể chịu ảnh hưởng từ những rủi ro hệ thống, chẳng hạn như vấn đề thanh khoản trên thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia đầy kinh nghiệm của quỹ sẽ có biện pháp khắc phục các yếu tố này. Đa dạng hóa đầu tư: Công ty quản lý quỹ có thể đầu tư vào nhiều khoản đầu tư khác nhau để giảm thiểu rủi ro tài sản. Điều này có thể đảm bảo rằng sự biến động trong một khoản đầu tư không ảnh hưởng đến toàn bộ quỹ. Giám sát chặt chẽ: Các chuyên viên quản lý quỹ sẽ giám sát các khoản đầu tư thường xuyên để đảm bảo rằng quỹ được quản lý tốt và đáp ứng được các mục tiêu đầu tư. Cân bằng lại danh mục đầu tư: Công ty quản lý quỹ có thể điều chỉnh danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Khi một khoản đầu tư trong quỹ bị mất giá, công ty quản lý quỹ có thể bán ra để mua vào các khoản đầu tư khác với tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt: Với nguồn thông tin nhạy bén, các chuyên gia của quỹ có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới để tăng lợi nhuận của quỹ và giảm thiểu rủi ro. Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc tăng/ giảm của giá trị chứng chỉ quỹ (Nguồn: Internet) Lợi nhuận của chứng chỉ quỹ Chứng chỉ quỹ có tiềm năng sinh lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư truyền thống, như gửi tiết kiệm hoặc trái phiếu chính phủ,… Tuy nhiên, lợi nhuận của chứng chỉ quỹ phụ thuộc vào các khoản đầu tư mà nó đang nắm giữ, do đó không có một lợi nhuận cố định cho chứng chỉ quỹ. Thay vào đó, lợi nhuận của chứng chỉ quỹ được tính bằng cách tính toán giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV), chứ không phải bằng lãi suất như các sản phẩm tiết kiệm hoặc trái phiếu. Giá trị NAV của quỹ sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào biến động giá của các khoản đầu tư mà nó đang nắm giữ. Như vậy, để tính lợi nhuận từ đầu tư vào chứng chỉ quỹ, bạn cần phân tích các khoản đầu tư của nó và đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Các công ty quản lý quỹ thường cung cấp các báo cáo về hiệu suất của quỹ, bao gồm giá trị NAV và tỷ lệ sinh lợi nhuận, để giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của việc đầu tư vào quỹ đó. Xem thêm: Các điều cần biết về thẻ ghi nợ quốc tế Báo cáo hiệu suất của quỹ VESAF từ trang chủ của Công ty quản lý quỹ VinaCapital (Nguồn: VinaCapital) >> Các bài viết khác: Thẻ visa là gì? Đặc quyền của thẻ đen ngân hàng Quy định về việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng Việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng đã được pháp luật quy định rõ ràng. Vậy nên, quỹ đầu tư chứng chỉ quỹ cần phải đáp ứng các điều kiện chào bán và hồ sơ đăng ký bán theo quy định của pháp luật. Việc nắm rõ các quy định, điều kiện sẽ giúp bạn có thể lựa chọn một quỹ đầu tư uy tín. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng Theo Luật chứng khoán 2019, điều kiện để chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được 4 điều kiện: Mức tối thiểu của tổng giá trị đăng ký là 50 tỷ đồng. Phương án phát hành và phương án đầu tư phải phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu phải có sự giám sát của ngân hàng. Chứng chỉ quỹ đó phải được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi đợt chào bán kết thúc (điều kiện này không áp dụng với việc chào bán chứng chỉ quỹ mở). >> Xem thêm: Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nên làm thẻ nào? Làm thẻ tín dụng như thế nào? Điều kiện đăng ký mở thẻ tín dụng mới nhất 2023