Có được thế chấp nhà ở xã hội tại ngân hàng hay không?

Xoanvpccnh1657/6/23

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nhà ở xã hội thường được cung cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh khó khăn nhằm đảm bảo quyền lợi nhà ở của họ, và thường không có tính chất thương mại. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin về vấn đề "Liệu nhà ở xã hội có được thế chấp hay không?" Nếu có thì thủ tục thế chấp sẽ được thực hiện thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết nhé!

    >>> Xem thêm: Bố mẹ làm dịch vụ sang tên sổ đỏ tặng cho cho con cái có mất thuế không?

    1. Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

    Trước tiên bạn đọc cần hiểu thế nào là nhà ở xã hội và thế chấp tài sản. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.
    Căn cứ theo quy định trên và theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu thế chấp nhà ở xã hội việc một bên dùng nhà ở xã hội để thực hiện nghĩa vụ nào đó và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Vậy có được thế chấp nhà ở xã hội không?

    [​IMG]
    Về vấn đề này, tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định: "4. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai."

    Như vậy, theo quy định nêu trên, người thuê, mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp nhà ở xã hội trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó và chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    >>> Xem thêm: Những lưu ý khi thực hiện thủ tục làm sổ đỏ sang tên cho con cái, người thân!

    2. Thủ tục thế chấp nhà ở xã hội thế nào?

    Như đã trình bày ở trên, người dân được thế chấp nhà ở xã hội tại ngân hàng để vay tiền mua chính nhà ở xã hội đó. Trường hợp thế chấp nhà ở xã hội thông thường là thế chấp nhà ở xã hội hình thành trong tương lai để vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội đó.
    Theo đó, Quyết định 8586a/QĐ-NHCS quy định thủ tục thế chấp nhà ở xã hội thực hiện như sau:
    Bước 1: Người vay vốn xuất trình các giấy tờ, văn bản sau:
    - Bản gốc Hợp đồng mua/thuê mua nhà ở xã hội (mẫu số 01 và 03 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BXD);
    - Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho Chủ đầu tư để mua/thuê mua nhà ở xã hội theo Hợp đồng đã ký cho ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.
    Bước 2: Ký và công chứng Hợp đồng thế chấp
    - Bên thế chấp và ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục tiến hành ký và công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký biện pháp bảo đảm.
    - Ngân hàng lưu giữ Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm.

    >>> Xem thêm: Khi đi mua bất động sản, chỉ bằng mắt thường làm thế nào để nhận biết được sổ đỏ giả?

    [​IMG]

    Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận
    - Khi người vay vốn đã trả tối đa 95% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư và bàn giao đưa vào sử dụng đối với mua nhà ở xã hội, ngân hàng chính sách nơi cho vay cùng chủ đầu tư, người vay vốn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng thời với thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
    - Ngay sau khi nhận được giấy hẹn trả kết quả do cơ quan có thẩm quyền cấp, người vay vốn và chủ đầu tư phải bàn giao cho ngân hàng chính sách nơi cho vay.
    Bước 4: Khi người vay vốn trả hết nợ thì làm Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp;
    Sau đó, Ngân hàng trao trả hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp đã nhận của người vay vốn cho người vay vốn.

    >>> Xem thêm: Bao lâu sau khi mua nhà ở xã hội thì được thế chấp? Địa chỉ ngân hàng cho vay vốn mua nhà ở xã hội lãi suất thấp nhất hiện nay

    Như vậy, trên đây là giải đáp về Nhà ở xã hội có được vay thế chấp ngân hàng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

    Chủ đề mới nhất cùng chuyên mục:

Chia sẻ trang này

Share