Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền thực hiện ở đâu?

Xoanvpccnh16522/7/24

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là một. Mặc dù giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều là văn bản ủy quyền nhưng giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền có những điểm khác nhau cơ bản. Vậy hợp đồng ủy quyền là gì? Giấy ủy quyền là gì? Sự khác nhau giữa hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là gì? Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền thực hiện ở đâu?

    >>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện dịch vụ công chứng giấy ủy quyền với 03 bước đơn giản, nhanh chóng.

    1. Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là gì?

    * Giấy ủy quyền là gì?

    Không có một văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể khái niệm giấy uỷ quyền là gì. Khái niệm giấy ủy quyền cũng chỉ được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Luật Công chứng năm 2014 cũng chỉ đặt ra việc công chứng đối với hợp đồng uỷ quyền mà không đề cập đến giấy uỷ quyền. Tuy nhiên, giấy uỷ quyền thường được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương về việc một cá nhân, tổ chức uỷ quyền cho một cá nhân, tổ chức khác nhân danh mình thực hiện công việc mà không cần thể hiện rõ sự đồng ý của người được uỷ quyền.

    [​IMG]

    Vì vậy, những công việc, giao dịch là đối tượng của giấy uỷ quyền thường khá đơn giản, không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản. Ví dụ như ủy quyền nộp hồ sơ đi làm dịch vụ sổ đỏ, nhận thay bằng tốt nghiệp, lương hưu..

    * Hợp đồng ủy quyền là gì?

    Hợp đồng ủy quyền là thỏa thuận giữa người ủy quyền và người được ủy quyền (Điều 562 BLDS 2015). Theo đó người được ủy quyền đại diện người ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc thuộc phạm vi ủy quyền trong thời hạn ủy quyền. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không. Hợp đồng uỷ quyền không phải thủ tục bắt buộc công chứng trừ 1 số trường hợp:

    - Uỷ quyền mang thai hộ: Văn bản thoả thuận về việc mang thai hộ phải được công chứng.

    - Đăng ký hộ tịch: Việc uỷ quyền đăng ký hộ tịch trong trường hợp như đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con thì phải lập thành văn bản. Văn bản này bắt buộc phải được công chứng - chứng thực trừ trường hợp người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh chị em ruột.

    * Sự khác nhau giữa hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền

    2. Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền thực hiện ở đâu?

    2.1. Công chứng giấy ủy quyền ở đâu?


    Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giấy ủy quyền được chứng thực tại một trong những nơi sau đây:

    - Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

    - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

    - Cơ quan đại diện;

    - Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

    Lưu ý: Việc chứng thực giấy ủy quyền sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người ủy quyền.

    2.2. Công chứng hợp đồng ủy quyền ở đâu?

    Thông thường, các bên phải đến trực tiếp trụ sở của Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để thực hiện công chứng ủy quyền. Tuy nhiên, trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, hoặc đang bị tạm giam, tạm giữ… mà không thể trực tiếp đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, họ có thể yêu cầu thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở.

    3. Một số lưu ý khi thực hiện công chứng ủy quyền

    * Phí công chứng giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền là bao nhiêu? (Cập nhật 2024)

    Theo khoản 3 điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức phí công chứng được quy định như sau:

    [​IMG]

    Lưu ý: mức phí trên chưa bao gồm thù lao soạn thảo.

    * Công chứng ủy quyền xe máy, công chứng ủy quyền ô tô bao nhiêu tiền?

    Chi phí công chứng bao gồm: phí công chứng và thù lao cho công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng. Phí công chứng được quy định cụ thể theo từng lĩnh vực tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC. Theo đó, mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền ô tô, xe máy thì mức thu sẽ là 50.000 đồng. Tuy nhiên, mức phí trên chưa bao gồm thù lao soạn thảo.

    * Công chứng ủy quyền ở nước ngoài và những điều cần lưu ý:

    Công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài có sự khác biệt so với trong nước vì giữa các quốc gia với nhau khi thực hiện ủy quyền. Việc này thường được thực hiện khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài, không có mặt tại Việt Nam và muốn ủy quyền cho bên được ủy quyền thay mình thực hiện một công việc cụ thể tại Việt Nam. Do đó, các bên sẽ không thể cùng nhau đến tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện như thủ tục chung thông thường được.

    Thẩm quyền công chứng:

    + Cơ quan đại diện ngoại giao: Đại sứ quán

    + Cơ quan đại diện lãnh sự: Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán

    + Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế: Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.

    Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài

    - Về hồ sơ và thủ tục sẽ được thực hiện giống đối với Hợp đồng ủy quyền thông thường. Tuy nhiên, 2 bên sẽ cần bổ sung thêm HĐUQ được công chứng bởi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

    >>> Xem ngay: Dịch vụ công chứng ngoài trụ sở - miễn phí ký tại nhà riêng, bệnh viện, trại giam

    * Những lưu ý khi công chứng hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất

    Hiện nay, không có điều khoản pháp luật nào bắt buộc việc ủy quyền phải công chứng. Tuy nhiên, các bên nên thực hiện công chứng để tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này.

    [​IMG]

    Hợp đồng ủy quyền cho người khác bán đất được công chứng ở đâu cũng là thắc mắc của khách hàng. Vậy liệu có phải công chứng tại tỉnh thành nơi có đất hay không. Theo Điều 42 Luật công chứng 2014, đối với các hợp đồng, giao dịch bất động sản bắt buộc phải công chứng tại tại tỉnh, thành nơi có nhà đất, trừ 3 trường hợp sau:

    - Di chúc.

    - Văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản.

    - Văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền với bất động sản.

    >>> Xem thêm: Sự khác biệt khi làm dịch vụ sổ đỏ giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư trong năm 2024.

    * Thụ uỷ là gì? Bạn đã biết về công chứng hợp đồng ủy quyền thụ ủy?

    Theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014: "Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền. Bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”

    Như vậy hiểu theo khái niệm trên có thể thấy rằng công chứng ủy quyền thụ ủy có 2 đặc trưng lớn là:

    Thứ nhất, trường hợp này xảy ra khi mà bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú.

    Thứ hai, hợp đồng này được thực hiện qua 2 tổ chức hành nghề công chứng ở hai nơi khác nhau.

    Về hiệu lực và giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền thụ ủy: Hợp đồng ủy quyền thụ ủy phát sinh hiệu lực kể từ ngày bên được ủy quyền hoàn tất thủ tục công chứng. Hợp đồng ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền thụ ủy có giá trị pháp lý ngang nhau.

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền thực hiện ở đâu? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

    Chủ đề mới nhất cùng chuyên mục:

Chia sẻ trang này

Share