Công chứng treo có rủi ro không?

Xoanvpccnh16512/7/24

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hiện nay, công chứng treo vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ đối với những người không thuộc lĩnh vực bất động sản hoặc công chứng. Trong giới môi giới bất động sản, đa số họ đều nắm được hình thức thực hiện giao dịch mua bán này nhằm "lách luật" cho khách hàng. Tuy nhiên, hình thức này có rất nhiều rủi ro. Vậy rủi ro khi công chứng treo là gì?

    >>> Xem thêm: Bảng giá đất làm sổ đỏ cập nhật mới nhất năm 2024.

    1. Công chứng treo là gì?

    Công chứng treo bằng cách văn phòng công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng mua bán bình thường. Sau đó bên bán sẽ ký trước. Chỉ có chỗ chữ ký của người mua thì để trống (có những trường hợp hai bên đã ký nhưng treo tạm thời chưa đóng dấu), trường hợp ký treo một bên bán ký trước, công chứng viên chưa ký xác thực vào hợp đồng, văn bản ngay mà đợi đến khi cả hai bên hoàn thành thì công chứng viên mới ký lời chứng xác nhận giao dịch. Như vậy, văn bản, hợp đồng ký treo chưa được đóng dấu và vào sổ công chứng. Hợp đồng sẽ được "treo" và bảo lưu tại văn phòng công chứng.

    [​IMG]

    Công chứng treo là người bán hoặc người mua yêu cầu (đại đa số là bên mua yêu cầu ký treo), vì có thể là bên bán nhận tiền trước rồi nhưng thủ tục pháp lý chưa hoàn thành, hoặc vì lý do khác, ngoài việc ký hợp đồng mua bán treo nhưng hai bên vẫn có một biên lai nhận tiền kèm theo để làm bằng chứng. Sau khi ký công chứng treo người bán coi như hết trách.

    Công chứng treo nhằm mục đích chắc chắn cho người mua là chính vì đã thanh toán tiền nhưng bận việc chưa có thời gian để ký hợp đồng hoặc trong tình huống khác, khi sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng chưa được xóa chấp nhưng bên mua đã thánh toán cho bên bán số tiền chuyển nhượng để tất toán khoản vay rồi mới rút được sổ đỏ đi xóa chấp tại văn phòng đăng ký đất đai sau đó mới công chứng được. Do vậy hai bên ký công chứng treo để bảo vệ quyền lợi cho bên mua.

    >>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền tại phòng công chứng nhà nước.

    2. Những rủi ro thường gặp khi thực hiện công chứng treo

    - Thứ nhất, bản chất hành vi này như đã nên ở trên không được pháp luật công nhận vì mới có một bên ký, khi bên mua chưa ký mà công chứng viên không thực hiện việc ký xác nhận giao dịch thì hợp đồng này không hợp pháp, không có giá trị pháp lý.

    [​IMG]

    - Thứ hai, trong tình huống với bên thế chấp tài sản đó tại ngân hàng, tuy nhiên cả hai bên đã ký và treo tại văn phòng công chứng nhưng bên bán đổi ý không bán tài sản đó vẫn yêu cầu hủy hợp đồng ký treo trước đó thì pháp luật vẫn chưa có căn cứ để giải quyết cho bên mua đó là tài sản của bên mua.

    - Thứ ba, trong thời gian chờ công chứng mà giá đất lại tăng lên gấp đôi gấp ba thời điểm chuyển nhượng. Bên bán có thể lật kèo không bán tài sản đó nữa hoặc bên bán bị chết thì việc hợp đồng công chứng treo sẽ không được thực hiện.

    3. Hướng dẫn cách giải quyết rủi ro

    Từ những lý do trên, người mua nên cân nhắc kĩ việc thực hiện công chứng treo để tránh mất tiền hoặc tranh chấp không đáng có.

    >>>
    Xem thêm: Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Công chứng treo có rủi ro không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

    Chủ đề mới nhất cùng chuyên mục:

Chia sẻ trang này

Share