Sản phẩm tinh dầu được đăng ký mã số mã vạch sẽ giúp cho doanh nghiệp, có thể dễ dàng quản lý hàng hoá của mình, và đưa sản phẩm tinh dầu vào các kênh phân phối lớn. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có thể kiểm trang nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá. Từ đó, sản phẩm sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Bạn đang quan tâm đến đăng ký mã số mã vạch tinh dầu, hãy tham khảo những thông tin cần thiết trong bài viết này. Tinh dầu là gì? Tinh dầu là một dạng chất lỏng, chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thực vật. Tinh dầu thu được qua quá trình chưng cất bằng hơi nước. Hoặc nước hoặc các phương pháp cơ học, chẳng hạn như ép lạnh. Khi các hóa chất hương thơm đã được chiết xuất, chúng được kết hợp với dầu vận chuyển để tạo ra một sản phẩm dễ dàng sử dụng. Phương pháp sản xuất tinh dầu rất quan trọng, vì tinh dầu thu được qua các quá trình hóa học. Không được coi là tinh dầu thực sự. Công dụng của tinh dầu Ngoài công dụng trong làm đẹp, tinh dầu còn có giá trị như: Giúp cân bằng hormone Tăng khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng Tăng cường hệ tiêu hóa Tăng cường năng lượng Cải thiện chức năng não Giúp giảm căng thẳng và thư giãn Giảm đau nhức Giúp chữa ngáy ngủ, cải thiện giấc ngủ Làm sạch không gian sống Tinh dầu là một loại sản phẩm rất tốt cho sức khoẻ và được nhiều người sử dụng. Do đó để thuận tiện cho việc quản lý hàng hoá thì bạn cần phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm tinh dầu của mình. Căn cứ pháp lý đăng ký mã vạch tinh dầu Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018. Căn cứ Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính. Căn cứ Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BKHCN ngày 27 tháng 02 năm 2015. Lợi ích khi doanh nghiệp đăng ký mã vạch tinh dầu Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sản phẩm được đưa vào siêu thị Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chống hàng giả hàng nhái. Sản phẩm có độ tin cậy cao. Quản lý sản phẩm hiệu quả. Hội nhập thị trường quốc tế, sản phẩm đã được đăng ký mã số mã vạch có thể được xuất sang thị trường nước ngoài. Chi phí đăng ký mã vạch tinh dầu năm 2022 Các khoản phí đăng ký mã vạch sản phẩm quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC cần phải nộp gồm: Phí sử dụng mã doanh nghiệp GS1: 1.000.000 đồng/mã; Phí sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã; Phí sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã. Đối với mã số mã vạch tinh dầu nước ngoài thì mức phí đăng ký sử dụng gồm: Hồ sơ ≤ 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ; Hồ sơ > 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã. Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch tinh dầu hàng năm gồm: Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số: 500.000 đồng/năm; Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số: 800.000 đồng/năm; Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số: 1.500.000 đồng/năm; Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số: 2.000.000 đồng/năm; Sử dụng mã địa điểm toàn cầu GLN: 200.000 đồng/năm; Sử dụng mã số GTIN-8: 200.000 đồng/năm. Lưu ý: Doanh nghiệp phải nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch tinh dầu trước ngày 30/6 hàng năm. Thủ tục đăng ký mã vạch cho tinh dầu Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm dự định đăng ký sử dụng mã số mã vạch tinh dầu Theo quy định thì tổng chủng loại sản phẩm dự định đăng ký mã vạch được xác định gồm: dưới 100 sản phẩm, trên 100 dưới 1.000 sản phẩm, trên 1.000 dưới 10.000 sản phẩm. Và trên 10.000 dưới 100.000 sản phẩm. Tùy vào nhu cầu và chiến lược kinh doanh. Thì doanh nghiệp chọn tổng chủng loại sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của mình. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tinh dầu gồm: Bản đăng ký mã số mã vạch tinh dầu hàng hóa; Bản đăng ký danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã GTIN; Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh; Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu; Phiếu đăng ký thông tin cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam theo mẫu quy định. Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN mà chúng tôi đã nêu cụ thể ở trên, quý khách có thể tham khảo. Hồ sơ sau đó nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có địa chỉ ở số 8 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội để xin cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch tinh dầu. Hoặc có thể đăng ký sử dụng mã số mã vạch tinh dầu trực tuyến tại website của Trung tâm MSMV Quốc gia. Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tinh dầu Khi nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ theo các quy định. Thời gian thẩm định không quá 05 – 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch sản phẩm. Bước 5: Cấp/từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch tinh dầu Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thi Tổng cục TCĐLCL có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch tinh dầu, đồng thời tiến hành vào sổ đăng ký và lưu vào ngân hàng mã số quốc gia. Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Tổng cục TCĐLCL – Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho tổ chức, cá nhân sửa đổi, hoàn thiện. Giấy chứng nhận mã số mã vạch tinh dầu nhận trực tiếp Tổng cục TCĐLCL hoặc được gửi qua bưu điện. Lưu ý: Sau khi được cấp giấy chứng nhận. Chủ sở hữu cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch tinh dầu. Và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd. Nếu không cập nhật thì sản phẩm đó sẽ không được hiển thị. Trên phần mềm quét mã số mã vạch tinh dầu trên điện thoại di động. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch tinh dầu đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, nếu có bất cứ khó khăn hay vướng mắc nào. Quý khách hàng có thể liên hệ Gia Minh theo hotline: 0868 458 111 để được tư vấn cụ thể hơn. Nguồn: https://giayphepgm.com/dang-ky-ma-so-ma-vach-tinh-dau/