Công trình, nhà ở nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép trước khi khởi công. Vậy, có trường hợp nào đang thi công được cấp giấy phép xây dựng không? >>> Xem thêm: Tham khảo dịch vụ làm sổ hồng trọn gói cho nhà chung cư tại Hà Nội 1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. (6) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc. Lưu ý: Riêng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) thuộc trường hợp không được miễn giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép trước thời điểm khởi công xây dựng. Như vậy, về nguyên tắc công trình xây dựng, nhà ở phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, nếu không có giấy phép xây dựng trước thời điểm khởi công bị xác định là vi phạm và theo quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. 2. Đang thi công có được cấp giấy phép xây dựng không? Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp có đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng sẽ được cấp giấy phép nếu chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp hồ sơ đề nghị cấp theo đúng thời hạn quy định. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, cụ thể: “Các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 16 Nghị định này thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau: 1. Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng…”. Như vậy, ngay cả khi đang trong quá trình xây dựng nếu đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng thì phải tạm dừng thi công và được cấp giấy phép xây dựng (còn được gọi là hợp thức hóa công trình, nhà ở xây dựng không có giấy phép). >>> Xem thêm: Muốn công chứng di chúc thò người dân cần những giấy tờ gì? 3. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục hợp thức hóa nhà ở không phép 3.1. Điều kiện được cấp giấy phép khi đang xây dựng Căn cứ khoản 16 Điều 16 và khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng không phép được hợp thức hóa nếu có đủ điều kiện sau: - Đang thi công xây dựng. - Đáp ứng đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng. 3.2. Hồ sơ hợp thức hóa nhà ở riêng lẻ không phép * Số lượng hồ sơ: 02 bộ * Thành phần hồ sơ gồm: - Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu số 01. - Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như Sổ đỏ, Sổ hồng,… - 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm: + Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình. + Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng. + Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện. + Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó. - Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính. 3.3. Trình tự, thủ tục hợp thức hóa nhà ở không phép Bước 1: Nộp hồ sơ Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ Bước 3: Giải quyết yêu cầu Bước 4: Trả kết quả Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi có giấy phép xây dựng phải xuất trình giấy phép đó cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày (đối với nhà ở riêng lẻ) kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. >>> Xem thêm: Bán nhà riêng Hoàn Kiếm vài bước chân ra phố cổ, nhộn nhịp ngày đêm Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đang thi công có được cấp giấy phép xây dựng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com