Từ ngày 1-7-2025, người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 15 năm trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được lãnh lương hưu. >>> Xem thêm: Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được làm thủ tục cấp sổ đỏ hay không? Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025 quy định rõ điều kiện hưởng lương hưu với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. 1. Từ 1-7-2025, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thế nào? Nói cách khác dễ hiểu hơn, đây là một thiết bị đã được mã hóa toàn bộ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp. Nó có chức năng ký toàn bộ văn bản, giấy tờ trên môi trường điện tử và được công nhận về mặt pháp lý Theo đó, người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được lãnh lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu và đóng 15 năm trở lên. Người đóng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, chế độ tử tuất… Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường tăng từ 60 lên 62 tuổi với nam và từ 55 lên 60 tuổi với nữ. Từ 1-1-2021, mỗi năm tăng thêm 3 tháng làm việc với nam, còn với nữ là 4 tháng cho tới khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Như vậy, năm 2024 tuổi nghỉ hưu của nam là 61 tuổi. Với nữ, tuổi nghỉ hưu là 56 tuổi 4 tháng. Từ 1-7-2025, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người tham gia lựa chọn đóng hằng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm còn thiếu để hưởng lương hưu. Theo bà Phan Thị Mai - trưởng phòng quản lý thu - sổ thẻ, Bảo hiểm xã hội TP.HCM, hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, tức 22% x 1,5 triệu đồng = 330.000 đồng/tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, tức 22% x 20 x 2,34 triệu đồng = 10,296 triệu đồng/tháng. Mức hỗ trợ đóng tự nguyện tính theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn, tối đa 10 năm. Cụ thể, hộ nghèo được 30% tức 1,5 triệu đồng x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng. Hộ cận nghèo được 25%, tức 1,5 triệu đồng x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng. Người tham gia khác được 10%, tức 1,5 triệu đồng x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng. 2. Quyền lợi mới từ 1-7-2025 Theo ông Nguyễn Duy Cường - phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, luật mới bổ sung quyền lợi hấp dẫn cho người tham gia tự nguyện. >>> Xem thêm: Mua nhà đất quận Cầu Giấy liệu có đắt đỏ và khó mua như lời đồn? Cụ thể, người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhận trợ cấp thai sản 2 triệu đồng/con sinh ra và thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung hoặc thai chết trong khi chuyển dạ. Điều kiện là đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con. Về lâu dài, theo bộ, Nhà nước sẽ xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm trợ cấp hưu trí xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bị mất việc làm, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện… >>> Xem thêm: Có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định làm công chứng văn bản hủy hợp đồng được không? Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề : Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để lãnh lương hưu theo luật mới thế nào?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông : MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com