Ngoài hình thức di chúc bằng văn bản thì còn có di chúc miệng. Tuy nhiên, nhiều người để chắc chắn thì thường hay ghi âm, ghi hình lại lời trăn trối của người sắp mất. Vậy có được coi ghi âm, ghi hình di chúc là di chúc miệng không? Liệu file ghi âm, ghi hình có được coi là hợp pháp không? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! >>>> Xem thêm: Làm dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con cái trước khi mất 1. Di chúc miệng là gì? Điều kiện để di chúc miệng hợp pháp Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng." Theo quy định này, di chúc có hai hình thức: - Di chúc bằng văn bản: Ở hình thức này lại được phân ra thành di chúc bằng văn bản có người làm chứng, không có người làm chứng, có công chứng và có chứng thực của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã. - Di chúc miệng: Đây là hình thức di chúc khi người lập di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản. Theo đó, tại Điều 629 Bộ luật Dân sự có quy định về các đặc điểm của di chúc miệng như sau: + Khi người để lại di sản thừa kế không thể lập di chúc bằng văn bản. + Tính mạng của người lập di chúc đang bị đe doạ. + Nội dung của di chúc miệng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức không trái quy định. + Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng. + Ngay sau khi người này truyền tải xong ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào bản ghi chép đó. Sau đó trong 05 ngày làm việc, bản di chúc miệng đã được ghi chép lại phải được Công chứng viên hoặc UBND cấp xã chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. + Sau 03 tháng kể từ thời điểm lập di chúc, người để lại di sản thừa kế vẫn còn sống (tính mạng không còn bị đe doạ), minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng kia mặc nhiên bị huỷ bỏ. >>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất Như vậy, có thể thấy, di chúc miệng cũng được xem là một hình thức của di chúc nhưng điều kiện để công nhận di chúc miệng hợp pháp khắt khe hơn rất nhiều so với di chúc bằng văn bản. Và chỉ được lập di chúc miệng trong trường hợp duy nhất là tính mạng người lập di chúc bị đe doạ, không thể lập di chúc bằng văn bản được. 2. Di chúc bằng ghi âm, ghi hình có hợp pháp không? Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, di chúc bằng văn bản chỉ gồm di chúc không có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, di chúc được công chứng hoặc di chúc được chứng thực. Đồng thời, người để lại di sản thừa kế có thể lập di chúc miệng chỉ trong một trường hợp duy nhất là tính mạng của người này bị đe doạ, không thể lập di chúc bằng văn bản được và phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Do đó, hiện nay, pháp luật không công nhận hình thức di chúc bằng dữ liệu điện tử là file ghi âm, video ghi hình. Đồng nghĩa, file ghi âm, video ghi hình hiện không được công nhận là di chúc hợp pháp. Mà di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015: - Người để lại di sản thừa kế minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. - Nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức không trái quy định của luật. - Di chúc miệng thì đáp ứng các điều kiện nêu trên… 3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc là gì? Di chúc là văn bản ghi lại ý nguyện của người lập di chúc khi muốn phân định, định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời, trong đó có thể để lại tài sản của mình cho người khác hoặc dành tài sản cho tổ chức khác (quyên góp từ thiện...) hoặc để thờ cúng... Do đó, để có thể mở di chúc, áp dụng các quy định trong di chúc sau khi người để lại di chúc chết, bản di chúc đó phải hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm các điều kiện sau đây: - Về phía người lập di chúc: Người này phải có tinh thần minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Đồng thời, người này cũng không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép trong khi lập cũng như khi quyết định nội dung di chúc. Ngoài ra, một số điều kiện khác áp dụng với các đối tượng khác như sau: - Người từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi: Di chúc của đối tượng này phải lập thành văn bản, được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. - Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ: Người làm chứng lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. >>> Xem thêm: Lập di chúc tại văn phòng công chứng - Về nội dung của di chúc: Không vi phạm những quy định bị Luật cấm, không trái đạo đức xã hội. - Về hình thức của di chúc: Không trái quy định của luật. Di chúc phải lập thành văn bản, có thể có người làm chứng hoặc không, có công chứng hoặc chứng thực hoặc không và chỉ khi tính mạng bị đe doạ thì di chúc miệng mới có thể được chấp nhận nếu đáp ứng điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng: + Người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng trước ít nhất 02 người làm chứng. + Ngay sau khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí của mình thì người làm chứng phải thực hiện những công việc sau: Ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản được ghi chép lại; công chứng hoặc chứng thực trong 05 ngày làm việc kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng. >>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục công chứng di chúc mới nhất 2022 Trên đây là giải đáp về vấn đề File ghi âm, video ghi hình có phải di chúc hợp pháp không? Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com