Hậu quả pháp lý khi tự ý mua pháo đốt ngày Tết

OanhVPCCNH19/1/24

  1. OanhVPCCNH

    OanhVPCCNH New Member

    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mỗi khi Tết đến và xuân về, không thiếu những trường hợp người dân vẫn tiếp tục thực hiện việc tự ý mua pháo về để đốt trong ngày lễ Tết. Trong tình huống này, điều quan trọng là hiểu rõ về hình phạt được áp đặt cho hành vi mua pháo tự ý và sử dụng chúng trong dịp Tết. Vậy nếu có vi phạm, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả và xử phạt như thế nào?

    >>> Xem thêm:Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ở đâu hợp lý nhất tại Hà Nội? Tìm hiểu ngay!

    1. Có bị cấm mua pháo hoa về đốt trong ngày Tết không?
    1.1 Quy định cấm sử dụng pháo hoa như thế nào?
    Tại Chỉ thị 406-TTg ngày 08/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
    Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).

    Đến Điều 6 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, Chính phủ đưa ra các hành vi bị cấm gồm:
    - Chế tạo, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng… pháo nổ trừ trường hợp được giao nhiệm vụ từ Thủ tướng Chính phủ
    - Chế tạo, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng… trái phép pháo hoa, thuốc pháo
    - Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc vào nơi cấm hoặc khu vực được bảo vệ và mục tiêu bảo vệ
    - Mua bán, trao đổi, tặng cho, mượn và cho mượn, thuê và cho thuê, cầm cố… các loại giấy phép về pháo…

    [​IMG]

    1.2 Các trường hợp được bắn pháo hoa
    Những quy định này chỉ cấm các hành vi mua bán, sử dụng, đốt pháo hoa, thuốc pháo một cách trái phép mà các trường hợp dưới đây, người dân được sử dụng pháo tại Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP gồm:
    - Sử dụng pháo hoa do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp để biểu diễn, thi đấu và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    >>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà có mất hiệu lực khi bên cho thuê qua đời không?

    - Các trường hợp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
    - Được coi bắn pháo hoa trong các dịp:
    + Tết Nguyên Đán: Bắn pháo hoa tầm cao hoặc bắn pháo hoa tầm thấp, trong khoảng 15 phút
    + Kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam tùy vào từng ngày mà có thời gian bắn và bắn tầm cao hay thấp khác nhau
    + Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ 21 giờ ngày giải phóng hoặc thành lập các tỉnh, thành phố
    + Ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
    + Trường hợp khác

    1.3 Các loại pháo hoa được bắn
    Vào dịp Tết Nguyên Đán chúng ta sẽ được bắn pháo hoa nhưng phải đảm bảo chỉ bắn các loại pháo hoa được định nghĩa tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:
    b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
    Như vậy, pháo hoa được người dân sử dụng phải là loại không gây ra tiếng nổ.

    2. Tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết bị phạt thế nào?
    2.1 Xử phạt vi phạm hành chính
    - Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng: Mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (mua bán pháo hoa) mà không có giấy phép kinh doanh theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP
    - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: Kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP

    >>> Xem thêm: Thủ tục chứng thực chữ ký giấy ủy quyền như thế nào? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

    [​IMG]

    2.2 Chịu trách nhiệm hình sự
    Vì pháo đã bị cấm buôn bán, sử dụng trên toàn quốc nên việc tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán, sản xuất, tang trữ và vận chuyển hàng cấm tại Điều 190, 191 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.
    Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ, số lượng và hậu quả mà mức tiền phạt cao nhất lên đến 9 tỷ đồng hoặc bị phạt tù cao nhất là 10 năm.

    >>> Xem thêm: Bạn đang tìm văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật? Hãy đến văn phòng công chứng Nguyễn Huệ.

    Như vậy, trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Hậu quả pháp lý khi tự ý mua pháo đốt ngày Tết. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/1/24

Chia sẻ trang này

Share