Hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai tại UBND cấp xã được không?

Xoanvpccnh1651/6/23

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tranh chấp thừa kế đất đai hay bất đồng về quyền thừa kế là một trong những vấn đề xảy ra vô cùng phổ biến. Vậy trường hợp người dân muốn được giải quyết tranh chấp theo hình thức hòa giải thì có thể ra luôn UBND cấp xã không hay phải gửi đơn kiện lên Tòa án nhân dân vẫn còn là điều mà nhiều người thắc mắc. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

    >>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng ngoài trụ sở di chúc đối với người đang bị ốm nặng.

    1. Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã, phường?

    * Tranh chấp đất đai phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) trước khi khởi kiện
    Khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên).
    Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất nếu muốn khởi kiện hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
    Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau: "Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

    [​IMG]

    Tóm lại, tranh chấp đất đai phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện, trường hợp không hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện khởi kiện.

    >>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục công chứng văn bản thừa kế di sản đối với đất mang tên hộ gia đình

    * Tranh chấp thừa kế đất đai không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã
    Tranh chấp thừa kế đất đai là việc rất phổ biến giữa những người thừa kế với nhau hoặc thậm chí giữa những người không phải là người thừa kế nhưng nghĩ mình có quyền hưởng di sản thừa kế.
    Đồng thời, nhiều người nghĩ tranh chấp thừa kế đất đai là tranh chấp đất đai nên gửi đơn hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 nhưng thực tế không phải vậy. Tranh chấp thừa kế đất đai hay còn gọi là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất vì không phải là tranh chấp đất đai (chỉ được xem là tranh chấp liên quan đến đất đai).
    Khi xảy ra tranh chấp thừa kế đất đai các bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện luôn đến Tòa án nhân dân theo quy định.

    2. Hồ sơ, thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế về nhà đất

    Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
    * Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
    Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
    - Đơn khởi kiện
    - Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu).
    - Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
    Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

    >>> Xem thêm: Trường hợp nào được miễn thuế khi làm thủ tục cấp sổ đỏ?

    [​IMG]

    Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án
    Thẩm phán dự tính tiền tạm ứng án phí phải nộp, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự (xem trong giấy báo), sau khi nộp xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
    Sau khi nhận được biên lai, Thẩm phán thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý.
    Trường hợp được miễn án phí, Tòa sẽ thụ lý ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện nếu có đủ điều kiện.
    Bước 3: Chuẩn bị xét xử
    Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
    Bước 4: Xét xử sơ thẩm
    Bước 5: Thi hành án (nếu không có kháng cáo, kháng nghị)
    Bước 6: Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).

    >>> Xem thêm: Tài sản ở nhiều nơi khác nhau khi công chứng di chúc có cần làm tại nơi có tài sản?

    Như vậy, trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn? Theo đó, tranh chấp thừa kế đất đai (tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất) không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn; thay vào đó các bên tranh chấp được gửi đơn khởi kiện luôn ra Tòa án.

    Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

    Chủ đề mới nhất cùng chuyên mục:

Chia sẻ trang này

Share