Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

Xoanvpccnh16515/7/24

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Đặt cọc là kết quả thỏa thuận về việc bên mua giao trước cho bên bán một khoản tiền với giao kết thời gian cụ thể để đảm bảo rằng hợp đồng mua bán sẽ được thực hiện một cách chắc chắn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu “Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

    >>> Xem thêm: Bảng giá đất làm sổ đỏ cập nhật mới nhất năm 2024.

    1. Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

    Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 luật không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc, mà việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch này là theo yêu cầu của các bên.

    Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chúng ta nên thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc.

    [​IMG]

    Khái niệm đặt cọc theo Bộ luật dân sự 2005 quy định tại Điều 358, theo đó:

    Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Như vậy các bên trong đặt cọc có thể thỏa thuận về mục đích của đặt cọc theo một trong ba trường hợp: Chỉ đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, chỉ đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa bảo đảm cho việc giao kết vừa bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.

    >>> Xem thêm: Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

    2. Thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc gồm những gì?

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây trước khi công chứng hợp đồng đặt cọc:

    Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng hợp đồng đặt cọc, danh mục giấy tờ có liên quan,…

    Dự thảo hợp đồng đặt cọc.

    Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu của người yêu cầu.

    Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có).

    Các giấy tờ có liên quan (nếu có).
    [​IMG]

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Cơ quan thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc là tổ chức hành nghề công chứng như Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng.

    Bước 3: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ

    Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý.

    Bước 4: Hướng dẫn các quy định có liên quan

    Sau khi hồ sơ được thụ lý, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng, thực hiện hợp đồng đặt cọc, quyền và nghĩa vụ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của người yêu cầu khi tham gia hợp đồng này.

    Bước 5: Làm rõ các vấn đề còn vướng mắc nếu có

    Trường hợp Công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay có các dấu hiệu không đáp ứng điều kiện công chứng thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu không tuân thủ thì có quyền từ chối công chứng.

    Bước 6: Kiểm tra dự thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

    Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức và yêu cầu các điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.

    Bước 7: Ký và xuất trình bản chính giấy tờ

    Ở bước này, người yêu cầu sẽ đọc lại dự thảo hợp đồng. Nếu đồng ý thì tiến hành ký xác nhận. Đồng thời xuất trình bản chính các giấy tờ cho Công chứng viên.

    Sau khi đã đối chiếu thì Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng được công chứng. Cuối cùng, người yêu cầu sẽ được nhận kết quả công chứng.

    >>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền tại phòng công chứng nhà nước.

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

    Chủ đề mới nhất cùng chuyên mục:

Chia sẻ trang này

Share