Ngày nay, dân cư ngày càng đông đúc, diện tích đất không thể mở rộng mà nhu cầu nhà ở thì ngày càng tăng. Lúc này, việc mua và sống tại căn hộ chung cư là giải pháp tối ưu nhất đối với nhiều người. Tuy nhiên, do đây là tài sản có giá trị lớn nên thủ tục và chi phí thực hiện việc mua bán căn hộ chung cư như thế nào vẫn còn là vấn đề nhiều người quan tâm. Khi thực hiện việc giao dịch mua bán căn hộ chung cư, người dân nên trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức để tránh xảy ra những rủi ro về pháp lý. Vậy thủ tục công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! >>> Xem thêm: Cách tính phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2024 1. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là gì? Hợp đồng mua bán chung cư là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên mua - bán nhằm xác lập, thay đổi quyền và nghĩa vụ sở hữu căn hộ. Theo đó, bên bán sẽ chuyển nhượng sở hữu căn hộ sang cho bên mua và bên mua sẽ tiến hành thanh toán tiền theo thỏa thuận cho bên bán. Ngày nay, nhiều người lựa chọn mua căn hộ chung cư vì những tiện ích và không gian phù hợp của chung cư trong cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều người mua lại chưa có kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư dẫn đến chịu nhiều thiệt thòi và rắc rối về sau. Hoặc không ít người rơi vào "cái bẫy" câu chữ trong hợp đồng của người bán, vội vàng xuống tiền và gặp không ít trở ngại về pháp lý sau này. 2. Những điểm cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán nhà chung cư Hợp đồng mua bán nhà chung cư là một văn bản có vai trò quan trọng hàng đầu trong giao dịch bất động sản. Vì vậy, trước khi đặt bút ký kết, khách hàng nên lưu ý một số kinh nghiệm như sau: 2.1. Thông tin của các bên mua, bán Trong phần thông tin của bên mua, khách hàng cần kiểm tra cẩn thận, đảm bảo thông tin cá nhân của mình chính xác vì đây sẽ là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người mua trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Ngoài thông tin về bản thân, người mua nhà cũng cần để ý đến thông tin bên bán. Nếu người đại diện ký hợp đồng này không phải người đại diện pháp luật hay ủy quyền của chính chủ đầu tư, bản hợp đồng mua bán chung cư sẽ bị vô hiệu, không có giá trị về mặt pháp lý. >>> Xem thêm: Bán nhà mặt phố trung tâm nội thành Hà Nội, ngay khu đô thị sầm uất, phù hợp vừa ở vừa kinh doanh 2.2. Thông tin về căn hộ chung cư Một trong những phát sinh thường gặp nữa đó là vấn đề diện tích của nhà chung cư. Trong đó, thay vì tiến hành đo đạc lại diện tích thực tế của nhà ở, chủ đầu tư thường sử dụng bản thuê bên thứ ba thực hiện. Do đó khi xem xét Điều 1 trên hợp đồng, người mua cần lưu ý làm rõ diện tích được ghi trên giấy tờ, với số đo cụ thể là bao nhiêu. Ngoài ra, khách hàng cũng nên quan tâm đến các trang thiết bị, các tiện nghi nhận được như hệ thống chiếu sáng, tủ bếp, thiết bị vệ sinh,... sau đó đối chiếu chúng với phụ lục các thiết bị kèm theo. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi của bên mua, bởi nhiều chủ đầu tư có thể bàn giao thiếu hoặc không tiến hành bổ sung. 2.3. Giá trị hợp đồng Trong nhiều trường hợp, khi nhận bàn giao căn hộ, người mua phải chi trả thêm một số khoản phí phát sinh không cần thiết. Chẳng hạn như phí cấp sổ hồng, tiền đặt cọc hoàn thiện căn hộ, hoặc thậm chí là tiền thuế VAT đã bị chủ đầu tư tự ý tăng lên. >>> Xem thêm: Cách làm dịch vụ sổ đỏ đúng quy trình giúp được lấy sổ chỉ sau 10 ngày 2.4. Thời hạn bàn giao nhà và giao sổ hồng Thời gian giao nhà là một điểm cực kỳ quan trọng. Khách hàng phải làm việc cùng chủ đầu tư một cách chi tiết. Đồng thời cần thỏa thuận với đối phương về trách nhiệm và mức bồi thường nếu làm sai cam kết. 3. Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư Người dân cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau trước khi làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán chung cư: - Giấy tờ tuỳ thân. Bao gồm CMND/CCCD gắn chíp/hộ chiếu còn hạn, giấy xác nhận cư trú (nếu không có CCCD gắn chip), đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật... - Sổ hồng hoặc biên bản bàn giao hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương; - Hợp đồng uỷ quyền (nếu có). Sau đó, người dân đến văn phòng công chứng/phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua bán chung cư. 4. Một số câu hỏi liên quan Hợp đồng công chứng mua bán căn hộ chung cư có giá trị trong bao lâu? Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được công chứng sẽ có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu, trừ trường hợp hợp đồng công chứng bị vô hiệu. Hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng đã công chứng hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng. Lưu ý, theo quy định của Luật Đất đai 2013, trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch mua bán nhà đất, các bên liên quan phải có nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ. Nếu quá thời hạn nêu trên, dù hợp đồng mua bán nhà đất công chứng vẫn còn giá trị, nhưng người sử dụng đất sẽ bị phạt do vi phạm nghĩa vụ chậm sang tên sổ đỏ. Chi phí công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư Hiện nay, phí công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được tính theo giá trị của tài sản theo Thông tư 257/2016/TT-BTC. Như vậy, trên đây là một vài thông tin về “Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư” mà VPCC Nguyễn Huệ muốn gửi tới quý bạn đọc. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com