Hướng dẫn cách nộp báo cáo tình hình lao động mới nhất

ccmocmien20/1/24

  1. ccmocmien

    ccmocmien New Member

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Trong hoạt động kinh doanh, việc thực hiện báo cáo về tình hình tai nạn lao động không chỉ là một trách nhiệm hành chính mà còn là một yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn lao động và quản lý rủi ro cho doanh nghiệp. Để đảm bảo rằng báo cáo được thực hiện đầy đủ và chính xác, các doanh nghiệp cần thực hiện quy trình này một cách cẩn thận và có hệ thống.

    >>> Có thể bạn chưa biết: Chi phí thực hiện thủ tục làm sổ đỏ lần đầu cho nhà chung cư tại văn phòng công chứng là bao nhiêu?

    1. Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động
    Căn cứ Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 và Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, việc nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động được thực hiện như sau:
    Bước 1. Doanh nghiệp kê khai đầy đủ thông tin tại Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động quy định tại Phụ lục XII Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
    Đối với báo cáo 06 tháng đầu năm: Số liệu thống kê về tai nạn lao động thực hiện từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/6.
    Đối với báo cáo năm: Số liệu thống kê về tai nạn lao động thực hiện từ ngày 01/01 đến hết 31/12 năm đó.
    Bước 2. Doanh nghiệp nộp báo cáo tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính.

    [​IMG]

    * Thời hạn nộp báo cáo:
    - Đối với báo cáo tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm: Nộp trước ngày 05/7.
    - Đối với báo cáo năm về tình hình tai nạn lao động: Nộp trước ngày 10/01 năm sau.
    * Hình thức nộp báo cáo:
    Báo cáo tình hình tai nạn lao động được gửi theo một trong các hình thức sau:

    >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả, sổ hồng giả khi mua bất động sản trong dự án chung cư.

    - Trực tiếp.
    - Fax.
    - Đường bưu điện.
    - Thư điện tử.
    Bước 3. Nhận thông báo nộp báo cáo tính hình tai nạn lao động thành công.

    2. Báo cáo tình hình tai nạn lao động gửi về đâu?
    Theo Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động sẽ được doanh nghiệp gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
    Sau khi nhận được báo cáo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm hoặc một năm trên địa bàn tỉnh rồi gửi báo cáo tổng hợp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV và Phụ lục XV Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
    Hạn nộp báo cáo tổng hợp là trước ngày 15/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25/01 năm sau đối với báo cáo năm.

    3. Thời hạn nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động là khi nào?
    Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

    >>> Xem ngay tại: Dịch vụ công chứng mua bán nhà đất ngoài giờ hành chính có phát sinh thêm chi phí không?

    Thời hạn nộp đối với từng loại báo cáo được xác định như sau:
    - Báo cáo tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm: Doanh nghiệp phải nộp trước ngày 05/7 với số liệu thống kê của 06 tháng đầu năm.
    - Báo cáo năm về tình hình tai nạn lao động: Doanh nghiệp phải nộp trước ngày 10/01 năm sau với số liệu thống kê của cả năm trước.

    [​IMG]

    4. Chậm nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động, có bị phạt không?
    Việc nộp báo cáo tai nạn lao động là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp có ký hợp đồng lao động với người lao động. Không những vậy, doanh nghiệp còn phải tuân thủ quy định về thời hạn nộp báo cáo.
    Trường hợp báo cáo không đúng thời hạn hoặc không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác về tai nạn lao động, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng (theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
    Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 22/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền 05 đến 10 triệu đồng, trong khi đó người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền 10 đến 20 triệu đồng.

    >>> Tìm hiểu thêm tại: Ai là người trả phí công chứng chia thừa kế tài sản ông bà để lại? Thủ tục có phức tạp không?

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cách nộp báo cáo tình hình lao động mới nhất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/1/24

Chia sẻ trang này

Share