Hướng dẫn thủ tục chia thừa kế đất đai không có di chúc

Xoanvpccnh16517/10/22

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Luật sẽ được áp dụng để phân chia tài sản thừa kế khi: Ông bà, cha mẹ, vợ chồng qua đời mà không có để lại “di chúc”. Theo đó, phần chia di sản thừa kế sẽ được phân chia theo hàng thừa kế do pháp luật dân sự quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp phát sinh từ “câu chuyện” này, mà đặc biệt là đối với loại tài sản có giá trị lớn như đất đai. Vậy hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

    >>>> Xem thêm: Làm dịch vụ sang tên sổ đỏ cho con cái trước khi mất

    1. Thừa kế theo pháp luật

    Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
    Không có di chúc;
    Di chúc không hợp pháp;
    Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
    Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
    Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
    Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
    Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
    Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    [​IMG]


    >>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    2. Xác định hàng thừa kế

    Những người thừa kế theo pháp luật được hưởng thừa kế bằng cách xác định theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự sau đây:
    Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (ông bà), anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
    Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

    3. Thừa kế thế vị

    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
    Những quy định trên nhằm hạn chế tranh chấp giữa các bên trong quan hệ thừa kế, đồng thời góp phần điều chỉnh cụ thể, rõ ràng hơn trong việc phân chia tài sản.

    4. Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

    Việc chia thừa kế đất đai không có di chúc ngoài việc phải tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:
    Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
    Đất không có tranh chấp;
    Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
    Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
    Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai không có di chúc
    Đất đai là một bất động sản đặc biệt, do vậy khi nhận thừa kế tài sản là đất đai, cần tiến hành khai di sản thừa kế bằng cách tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc đăng ký biến động đất đai. Cụ thể:
    Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có:
    Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
    Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
    Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).
    Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

    >>> Xem thêm: Lập di chúc tại văn phòng công chứng

    Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. (theo Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
    Trong trường hợp đã quá 30 ngày mà không đăng ký biến động đất đai thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức thấp nhất là 1.000.000 đồng, cao nhất đến 10.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

    [​IMG]

    5. Giải quyết tranh chấp khi chia thừa kế đất đai không có di chúc

    Tài sản là đất đai của người chết để lại không có di chúc dễ phát sinh tranh chấp
    Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong trường hợp này tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
    Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
    Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
    Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh.
    Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    >>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục công chứng di chúc mới nhất 2022

    Như vậy, trên đây là những nội dung về vấn đề chia thừa kế đất đai không có di chúc. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

    Chủ đề mới nhất cùng chuyên mục:

Chia sẻ trang này

Share