Cách học tiếng anh giao tiếp hiệu quả tại nhà Website Luyện Nghe Tiếng Anh Online Miễn Phí Chương 1: Học phát âm Phát âm, phát âm, phát âm. Nghiên cứu trên 32 cao thủ khối A học tiếng Anh thì có đến 29 người chọn phát âm là thứ đầu tiên học.Hãy tưởng tượng, việc học Tiếng Anh giao tiếp cũng giống như xây một căn nhà. Muốn xây được nhà thì phải có một nền móng thật vững chắc. Bạn cần phải học phát âm đầu tiên bởi đây chính là nền tảng của việc tự học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả. Đã gọi là “giao tiếp” mà, cần phải phát âm sao cho thật chuẩn chứ. Bước 1: Lựa chọn giọng điệu khi học phát âm tiếng Anh Trên thế giới có rất nhiều nước nói Tiếng Anh, tuy nhiên có 2 giọng điệu được nhiều người học theo nhất là Anh – Anh và Anh – Mỹ. Bạn nên phân biệt rõ sự giống và khác nhau giữa 2 giọng điệu này và chọn cho mình 1 giọng để gắn bó. Nếu như bạn học mà không phân biệt sự khác nhau giữa Anh – Anh và Anh – Mỹ, sau này cách phát âm của bạn sẽ rất dễ bị “tạp” và không được hay. Bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích, mong muốn của mình. Trong khi giọng Anh – Mỹ đem lại vẻ phóng khoáng, thoải mái hơn thì giọng Anh – Anh lại mang vẻ nghiêm trang, sang trọng hơn. Trong khi Anh – Mỹ xuất hiện trên rất nhiều các chương trình giải trí, các bộ phim truyền hình thì Anh – Anh xuất hiện rất nhiều trong học thuật. Mỗi giọng điệu đều có một thế mạnh riêng, do đó hãy xem xét thật kỹ và chọn cho mình ngữ điệu phù hợp nhất nhé. Cách học tiếng anh giao tiếp hiệu quả tại nhà Bước 2: Nắm vững 44 âm Tiếng Anh cơ bản Trong Tiếng Anh giao tiếp có 44 âm Tiếng Anh cơ bản với cách đặt khẩu hình miệng và lưỡi khác so với Tiếng Việt. Do đó bạn cần làm quen với những âm này để có thể có một ngữ điệu giống với người bản xứ nhất. Hãy luyện tập hàng ngày cho tới khi thật thành thạo. Để hỗ trợ tốt hơn cho việc tự học, bạn có thể thử sử dụng ứng dụng hỗ trợ phát âm chuẩn tiếng Anh hoặc các video hướng dẫn phát âm Tiếng Anh trên Youtube. Bước 3: Ngữ điệu trong tiếng Anh Ngữ điệu là một phần mà người học Tiếng Anh cần phải chú ý để có thể nói được hay giống như người bản xứ. Đó là sự lên/xuống giọng khi nói và nó rất quan trọng bởi người nghe sẽ một phần dựa vào ngữ điệu để hiểu ý của bạn. Chẳng hạn như ở các câu trần thuật như “I am Sam”, bạn cần phải xuống giọng ở cuối câu. Tuy nhiên nếu lên giọng ở câu này sẽ cho thấy một sự phấn khích nhẹ và hoàn toàn không phù hợp trong các tình huống nghiêm trang, lịch sự. Do đó, bạn cần phải để ý kĩ và bắt chước ngữ điệu của người bản xứ. Khác với Tiếng Việt, trong Tiếng Anh trọng âm là một phần không thể thiếu trong phát âm. Thứ nhất, trọng âm tạo ra sự chính xác. Chẳng hạn như từ History (Lịch sử) nếu bạn không đặt trọng âm ở âm “his” thì từ này rất dễ bị nhầm thành His Story (Câu chuyện của anh ấy). Thứ hai, việc luyện tập trọng âm chuẩn xác sẽ giúp cho giọng điệu của bạn giống với người bản xứ hơn rất nhiều. Phương pháp luyện IELTS Speaking cực hiệu quả Bước 4: Ghi âm giọng nói và so sánh với giọng mẫu chuẩn Bạn có thể ghi âm và nghe lại chính giọng nói của mình và so sánh với giọng mẫu để tìm ra lỗi sai và những điểm cần khắc phục. Một việc tưởng chừng như nhỏ nhặt này lại có thể giúp khả năng phát âm của bạn tăng lên đáng kể đấy. Xem thêm: Hot mom chia sẻ quá trình học Tiếng Anh tại Patado Nguyên nhân và những cách tạo động lực học Tiếng Anh cực dễ dàng Chương 2: Học từ vựng Phương pháp 1: Flashcard Flashcard là công cụ nhỏ gọn có thể giúp bạn học từ vựng mọi lúc, mọi nơi. Mỗi khi rảnh rỗi như giờ giải lao, khi đang chờ xe,… bạn có thể lấy tập flashcard ra và xem lại từ mới mình đã học, rất tiện lợi. Do đó, flashcard rất được ưa chuộng bởi những người học ngoại ngữ. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại flashcard cho bạn chọn lựa: loại có từ vựng sẵn theo chủ đề và loại trắng trơn để bạn có thể tự mình viết. Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm giấy nhớ. Phương pháp 2: Học từ vựng bằng hình ảnh Đây là phương pháp đã được rất nhiều trường học áp dụng thành công hiện nay. Hãy cố gắng tưởng tượng ra chân dung sự vật hiện tượng khi bạn học một từ mới, để mỗi khi nhắc lại từ mới đó thì chân dung này sẽ bật ra ngay trong đầu bạn. Phương pháp 3 : Học qua “Âm thanh tương tự” và “truyện chêm” của sách “Hack não 1500 từ vựng tiếng Anh” Kết hợp 2 phương pháp trên và sáng tạo thêm theo cách học của người Do Thái “Âm thanh tương tự”, “Truyện chêm” kết hợp 50% hình ảnh minh họa cho từng từ sẽ giúp bạn chỉ mất 30 giây để học được một từ mới. Như vậy trung bình 1 ngày bạn sẽ học được từ 30 đến 50 từ. Cùng với ứng dụng nghe trên điện thoại để có thể nghe ngay khi học, các âm thanh của từ vựng sẽ đi vào trong tiềm thức, giúp bạn nhớ những từ mới rất lâu. TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: Trong tất cả các phần của lộ trình học Tiếng Anh giao tiếp cơ bản, đây là phần cần nhiều nỗ lực và sự kiên trì nhất. Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”, chăm chỉ luyện tập đi luyện tập lại mỗi ngày sẽ hướng bạn đến thành công. Chương 3: Luyện nghe Tiếng Anh giao tiếp Luyện nghe Tiếng Anh giao tiếp luôn là điều khó khăn nhất đối với nhiều người Việt. Nếu như các kỹ năng khác có “đúng/sai”, “tốt/chưa tốt” thì trong kỹ năng nghe chỉ có “hiểu/không hiểu”. Với việc học ngoại ngữ, sai thì có thể sửa chứ không hiểu thì chỉ còn nước học cho bằng hiểu thì thôi. Vậy làm sao để đi từ “không hiểu” sang “hiểu” một cách bài bản nhất? Bước 1: Lựa chọn tài liệu nghe đúng trình độ của bản thân Với những bạn mới bắt đầu học nghe, hãy bắt đầu bằng các mẫu hội thoại ngắn, đơn giản và thuộc các chủ đề dễ học. Bởi nếu bạn lựa chọn những tài liệu quá khó sẽ dẫn đến việc nghe mà không hiểu gì. Điều này rất dễ khiến cho bạn chán nản trong việc học tập. Hãy bắt đầu nghe ở tốc độ chậm, sau đó nâng dần lên. Một lời khuyên rất hữu ích cho những người mới bắt đầu học nghe đó chính là hãy làm thật nhiều các bài tập dạng nghe – điền vào chỗ trống. Các dạng bài tập này không chỉ giúp bạn luyện nghe mà còn giúp bạn làm quen dần với các mô hình đối thoại. Tài liệu luyện nghe dành cho người mới bắt đầu các bạn có thể tìm thấy rất nhiều trên Internet. Bước 2: Nghe những gì mình thích Như đã nói ở phần đầu bài viết, nghe những gì mình thích chính là cách để bạn “học mà như không học”. Với sự phát triển vượt bậc của truyền thông ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm được những nguồn luyện nghe ưa thích. Chẳng hạn như các bài hát, phim ảnh, tin tức, các bloggers, người nổi tiếng,… Vậy nên nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau những giờ phút luyện tập căng thẳng? Bật máy lên và xem những gì mình thích ngay thôi nào. Bước 3: Nghe mọi lúc mọi nơi Trong một ngày, chúng ta mất rất nhiều thời gian cho những việc như: làm việc nhà, chờ đợi,… Nếu bạn chưa biết, đây lại là những khoảng thời gian cực kì thích hợp để luyện nghe Tiếng Anh. Bởi những công việc trên là thường nhật và không yêu cầu sử dụng nhiều trí não, do đó đầu óc của chúng ta thường có xu hướng “đi lạc lên mây” khi làm những công việc này. Thay vào đó bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để tập trung nâng cao khả năng nghe của bản thân. Tài liệu luyện giao tiếp là rất nhiều, do đó hãy cố gắng sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi nhé. Chương 4: Luyện nói giao tiếp tiếng Anh Cách 1: Luyện nói trước gương Nếu bạn vẫn còn ngại về khả năng phát âm Tiếng Anh của mình thì đây là một chiêu vô cùng hiệu quả. Việc nói trước gương không chỉ giúp bạn luyện nói một cách tự nhiên, mà còn giúp bạn quan sát khẩu hình miệng của mình. Từ đó bạn có thể so sánh với các video dạy phát âm để tìm ra những điểm thiếu sót trong cách phát âm của bản thân. Cách 2: Cố gắng nói sao cho thật trôi chảy, không cần để ý ngữ pháp Ngữ pháp là một yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong văn nói yếu tố này lại không được đặt lên hàng đầu. Một người ăn nói lưu loát nhưng sai ngữ pháp vẫn tự nhiên và cuốn hút hơn những người đúng ngữ pháp nhưng hay nói ậm ừ. Nếu không tin, bạn hoàn toàn có thể đối chiếu với Tiếng Việt. Vậy, cách để luyện nói hợp lý nhất là: Tập làm sao để có thể nói trôi chảy trước, sau đó lắng nghe lại lời nói của mình và điều chỉnh những lỗi sai trong ngữ pháp. Chương 5: Học ngữ pháp CÁC BẠN XEM BÀI VIẾT CHI TIẾT TẠI ĐÂY