Năm 2023, người dân cần phải làm quen với những thủ tục hành chính "kiểu mới" nào?

Xoanvpccnh1657/1/23

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Việc thay đổi hàng loạt từ Chứng minh nhân dân (CMND) và Căn cước công dân (CCCD) sang sử dụng Căn cước công dân gắn chíp cũng như bỏ Sổ hộ khẩu giấy dự kiến sẽ khiến cho các thủ tục hành chính của người dân thay đổi rất nhiều trong năm 2023. Vậy những thủ tục hành chính "kiểu mới" sẽ được thay đổi như thế nào? Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    >>>> Xem thêm: Công chứng giấy tờ tùy thân gần nhất tại Hà Nội

    1. Sử dụng Căn cước công dân thay Sổ hộ khẩu

    Từ 01/01/2023, Sổ hộ khẩu giấy chính thức bị “khai tử” do hết giá trị sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104 hướng dẫn về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, số tạm trú giấy. Nghị định này nêu rõ 04 loại giấy tờ có giá trị chứng minh cư trú thay Sổ hộ khẩu là:
    • Thẻ Căn cước công dân
    • Chứng minh nhân dân
    • Giấy xác nhận thông tin về cư trú
    • Giấy thông báo số định danh cá nhân thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
    [​IMG]
    Hiện nay, Căn cước công dân gắn chip đang là giấy tờ phổ biến nhất đối với công dân Việt Nam, với hơn 76,5 triệu thẻ đã được cấp cho người dân cả nước.
    Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Trên mặt thẻ này thể hiện các thông tin cơ bản về: Ảnh chân dung; Số định danh cá nhân; Họ tên khai sinh; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay …

    >>>> Xem thêm: Tư vấn dịch vụ sổ đỏ miễn phí

    Ngoài ra, con chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip còn cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đặc biệt như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần, khóa bảo mật công khai… dùng để sử dụng và kết nối cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
    Các thủ tục trước đây yêu cầu nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu nay đã được thay bằng Căn cước công dân có thể kể đến như:
    • Thủ tục cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế;
    • Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
    • Thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch;
    • Thủ tục miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh, sinh viên…
    2. Sử dụng giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn bản điện tử
    Tại Thông tư số 01/2022/TT-BTP Bộ Tư pháp đã ban hành bản điện tử của Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
    Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 87/2020/NĐ-CP, người dân đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn trực tuyến sẽ được nhận bản điện tử có mã QR của các giấy tờ hộ tịch này.
    Các thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn nhận bản điện tử có mã QR được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

    3. Dùng VNeID để dùng thay GPLX, thẻ BHYT, trình báo tội phạm
    Có thể coi việc sử dụng tài khoản định danh điện tử là một trong những cách làm thủ tục hành chính kiểu mới. Ứng dụng này mới được đưa vào sử dụng đầu năm 2022, tuy chưa được nhiều người biết tới nhưng đã được Chính phủ định hướng phổ cập rộng rãi trong tương lai.
    VNeID là ứng dụng trên điện thoại di động do Bộ Công an tạo lập để phục vụ hoạt động định danh, xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử.

    >>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền

    [​IMG]

    Người dân sử dụng VNeID thông qua tài khoản định danh điện tử gắn với số định danh cá nhân (chính là số Căn cước công dân). Sau đây là các tính năng nổi bật của tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID:
    3.1. Tính năng tích hợp Giấy phép lái xe, Thẻ Bảo hiểm y tế
    Theo Điều 13 Nghị định 59 năm 2022, tài khoản định danh điện tử mức 2 có giá trị tương đương với sử dụng Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.
    Đồng thời, cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó. Ví dụ như Giấy phép lái xe, Thẻ Bảo hiểm y tế, Hộ chiếu, giấy chứng nhận tiêm chủng…
    3.2. Tính năng trình báo tội phạm: Theo Bộ Công, người dân còn có thể tố giác 17 loại tội phạm trên app định danh điện tử VNeID. Một số tội phạm phổ biến có thể kế đến như: Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16 tuổi; Tội cưỡng bức lao động; Tội bắt cóc con tin; Tội hành hung đồng đội….

    >>>> Xem thêm: Biểu phí công chứng mới nhất 2023

    Như vậy, trên đây là thông tin về việc làm thủ tục hành chính kiểu mới trong năm 2023. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ


    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này

Share