Những điều cần biết về dựng rạp đám cưới giữa đường

Ngochuyenvpcc12316/1/24

  1. Ngochuyenvpcc123

    Ngochuyenvpcc123 New Member

    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tại Việt Nam, nhà ở của nhiều hộ dân có diện tích hẹp. Thậm chí là ở mặt đường. Khi nhà họ có đám cưới, việc dựng rạ đám cưới giữa đường là điều tất yếu sẽ xảy ra. Tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia giao thông của mọi người. Vậy theo pháp luật trường hợp này có bị phạt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

    >>> Gợi ý: Cộng tác viên nhập liệu là gì? Những điều cần biết về cộng tác viên nhập liệu

    1. Dựng rạp đám cưới giữa đường có bị phạt không?
    Theo Điều 6 Thông tư số 04/2011, đám cưới có thể được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm tổ chức cưới. Tuy nhiên, dù tổ chức ở đâu thì cũng phải đáp ứng điều kiện là không được phô trương, rườm rà, lãng phí, không được bật nhạc quá ồn ào, trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm…
    Hiện nay, thực tế có khá nhiều gia đình muốn tổ chức đám cưới tại nhà nhưng không có không gian và địa điểm. Vì thế, nhiều gia đình đã dựng rạp đám cưới trực tiếp trên vỉa hè, thậm chí lấn chiếm lòng đường trước nhà.
    Việc làm này gây trở ngại rất lớn cho những người khác khi tham gia giao thông. Và không ít các trường hợp tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra.
    Theo quy định tại Điều 25a được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2013, tổ chức đám cưới, trông giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình có thể sử dụng tạm thời một phần hè phố nhưng chỉ được dùng trong thời gian không quá 48 tiếng.
    Không chỉ vậy, phần diện tích sử dụng cho đám cưới phải có kết cấu chịu lực phù hợp với việc sử dụng, phần hè còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
    Như vậy, căn cứ từ các quy định trên, việc tổ chức đám cưới chỉ được sử dụng tạm thời không quá 48 tiếng vỉa hè mà không được dựng rạp dưới lòng đường.

    [​IMG]
    Nếu vi phạm thì gia đình tổ chức đám cưới có thể sẽ bị phạt hành chính theo điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt như sau:
    - Từ 04 - 06 triệu đồng: Cá nhân dựng tạp, lều quán… trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt trừ việc chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây nhà thì bị phạt từ 15 - 20 triệu đồng (cá nhân) và từ 30 - 40 triệu đồng (tổ chức).
    - Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng: Tổ chức dựng rạp, lều quán… trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ trừ mức phạt từ 15 - 20 triệu đồng với cá nhân; từ 30 - 40 triệu đồng với tổ chức khi chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây nhà ở.

    >>> Gợi ý: Công chứng tại nhà hỗ trợ cho người già yếu, điều kiện đi lại khó khăn

    Với hành vi trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì mức phạt do dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại là từ 02 - 03 triệu đồng với cá nhân và từ 04 - 06 triệu đồng với tổ chức.
    Như vậy, có thể thấy việc dựng rạp đám cưới trên lòng đường là một trong những hành vi bị cấm. Mặc dù chỉ sử dụng trong thời gian tổ chức đám cưới nhưng việc làm này gây ảnh hướng đến nhu cầu đi lại và nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người dân.

    2. 2 trường hợp được sử dụng lòng đường
    Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Ngoài ra, có thể dùng tạm một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

    >>> Gợi ý: Công chứng thừa kế thực hiện ở đâu thì uy tín? Những trường hợp nào thừa kế để lại phải công chứng nhằm hợp pháp hóa

    Theo đó, có 02 trường hợp được sử dụng lòng đường tạm thời nêu tại Điều 25b được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP:

    [​IMG]
    - Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội. Thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
    - Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của công ty vệ sinh môi trường đô thị. Thời gian sử dụng tạm thời chỉ từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
    Trong đó, lòng dường phải không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; phần đường còn lại tối thiểu phải có đủ bề rộng cho 02 làn xe một chiều đi; chịu được lực của việc sử dụng tạm thời.

    >>> Gợi ý: Hợp đồng ủy quyền có cần phải công chứng không? Thủ tục công chứng ủy quyền được pháp luật quy định như thế nào?

    Như vậy, lòng đường chỉ được sử dụng để cho các phương tiện tham gia giao thông và chỉ được sử dụng tạm thời cho 02 trường hợp với thời gian nhất định.
    Trên đây là giải đáp về vấn đề: Những vấn đề cần biết về dựng rạp đám cưới giữa đường. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

    Chủ đề mới nhất cùng chuyên mục:

    Chỉnh sửa cuối: 16/1/24

Chia sẻ trang này

Share