Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc như thế nào?

thanhthanhnh3/2/23

  1. thanhthanhnh

    thanhthanhnh Member

    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Hiện nay có rất nhiều trường hợp người để lại di sản thừa kế chết không có di chúc, và gia đình không biết xử lý như thế nào với tài sản người mất để lại . Vậy trong trường hợp này thì di sản được phân chia thế nào? Di sản thừa kế được hạn chế phân chia khi nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    >>>>> Xem thêm: Phòng công chứng uy tín số 1 Hà Nội?

    1. Người để lại di sản thừa kế chết không có di chúc thì di sản được phân chia thế nào?

    Theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

    1.1.Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."


    Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

    [​IMG]

    1.2. Người thừa kế theo pháp luật

    "Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    >>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng có làm thứ 7 không?


    Theo quy định trên, nếu người để lại di sản chết không có di chúc thì di sản được phân chia thừa kế theo pháp luật.

    Những người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự về hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 nêu trên. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Theo như anh đề cập thì khi bà ngoại anh mất chỉ còn 04 người con nên trong trường hợp này xét chỉ có 04 người con là người thừa kế theo pháp luật, di sản của bà ngoại anh sẽ được chia 4 người hưởng 04 phần bằng nhau.

    2. Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định thế nào?

    Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 về phân chia di sản theo pháp luật như sau:

    [​IMG]

    2.1.Phân chia di sản theo pháp luật

    "1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng."

    >>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ trong thời kì hôn nhân

    Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.


    Theo đó, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 nêu trên.

    3. Di sản thừa kế được hạn chế phân chia khi nào?

    Căn cứ Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:

    Hạn chế phân chia di sản

    Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

    Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.


    Do đó, di sản thừa kế được hạn chế phân chia trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.

    >>> Xem thêm: Công chứng quận Hai Bà Trưng

    Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn "Phân chia di sản khi không để lại di chúc”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này

Share