Phí công chứng di chúc theo pháp luật Việt Nam mới nhất

Xoanvpccnh1659/7/24

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hiện nay, nhu cầu về việc công chứng di chúc đang càng ngày càng tăng. Vậy theo pháp luật hiện hành, phí công chứng di chúc là bao nhiêu và hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc tại Văn phòng công chứng gồm những giấy tờ gì? Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc trên.

    >>> Xem thêm: Chi phí sang tên sổ đỏ chung cư cho con gái từ cha mẹ.

    1. Hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc bao gồm

    Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc thì sẽ gồm có những giấy tờ sau đây:

    - Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có nội dung về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, văn bản cần công chứng, các giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người nộp hồ sơ yêu cầu công chứng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

    - Bản sao chứng thực;

    - Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng;

    [​IMG]

    - Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ khác được pháp luật quy định đối với tài sản được pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

    - Bản sao giấy tờ thay thế có liên quan trong hợp đồng, giao dịch được pháp luật quy định phải có. (Bản sao phải là bản chụp, bản dịch hoặc bản đánh máy có nội dung rõ ràng, chính xác hơn bản chính và không phải chứng thực).

    Lưu ý: Nếu trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trên đây nhưng phải nêu cụ thể trong văn bản công chứng.

    >>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng hủy văn bản hợp đồng ủy quyền mới nhất năm 2024

    2. Mức phí công chứng di chúc hiện nay?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì mức phí công chứng di chúc được xác định theo quy định sau đây:

    1. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp: 40 nghìn

    2. Công chứng hợp đồng uỷ quyền: 100 nghìn

    3. Công chứng hợp đồng khác: 50 nghìn

    4. Công chứng hợp đồng vô hiệu: 20 nghìn

    [​IMG]

    5. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với giá trị quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này): 40 nghìn

    6. Công chứng việc thanh lý hợp đồng, giao dịch: 25 nghìn

    7. Công chứng di chúc: 50 nghìn

    8. Công chứng văn bản khai phân chia di sản: 20 nghìn

    9. Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác: 40 nghìn

    Như vậy, hiện nay phí công chứng di chúc là 50.000 đồng.

    Lưu ý: Phí này chưa bao gồm phí soạn thảo

    3. Phí nhận lưu giữ di chúc tại Văn phòng công chứng là bao nhiêu?

    Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì hiện nay mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là: 100 nghìn đồng/trường hợp.

    >>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói nhanh chóng, uy tín tại văn phòng công chứng Nguyễn Huệ.

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Phí công chứng di chúc theo pháp luật Việt Nam mới nhất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này

Share