Sau khi mất tích bao lâu thì bị tuyên bố chết?

Xoanvpccnh1655/11/22

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tuyên bố mất tích và tuyên bố chết là hai thủ tục dân sự cần phải làm khi không có thông tin của một người trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy một người mất tích bao lâu thì người đó sẽ bị tuyên bố chết? Pháp luật quy định về điều này như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    >>>> Xem thêm: Công chứng tại Thành phố Hồ chí minh

    1. Sau 24 giờ không có tin tức của người thân mới được báo công an?

    Điều 15 Luật Công an nhân dân nêu rõ, công an nhân dân có nhiệm vụ:

    - Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm;

    - Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…

    Do đó, thông thường khi bị mất tin tức của người thân, chúng ta thường ngay lập tức báo công an để nhanh chóng tìm được thông tin của người thân. Tuy nhiên, liệu có quy định nào về việc phải qua 24 giờ mất thông tin của người thân mới được báo công an không?

    Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

    [​IMG]

    Khi đó, theo Điều 145 Luật này, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. Trong đó, ngay khi nhận được tin báo tội phạm thì:

    - Công an phường, thị trấn, đồn công an: Lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển kèm tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền;

    - Công an xã: Tiếp nhận, lập biên bản, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tin tố giác, tin báo về tội phạm kèm tài liệu, đồ vật liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    >>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói từ A - Z

    Như vậy, hiện nay không có quy định nào về thời gian không có tin tức của người thân thì mới được báo công an. Khi nhận thấy việc mất tích của người thân có dấu hiệu tội phạm thì nên chủ động báo càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, tìm kiếm.

    Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể tùy ý báo công an bởi Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:

    "Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật."

    Do đó, khi có thông tin về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì nên nhanh chóng trình báo để giải quyết. Nếu có bằng chứng hoặc đồ vật, tài liệu liên quan thì nên nộp kèm theo sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm, xử lý.

    2. Khi nào một người bị tuyên bố chết?

    Việc tuyên bố chết được quy định cụ thể tại Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, Tòa án tuyên bố một người là đã chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan trong các trường hợp sau:
    - Bị Tòa án tuyên bố mất tích: Sau 03 năm từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
    - Biệt tích trong chiến tranh: Sau 05 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
    - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai: Sau 02 năm kể từ ngày tai nạn, thảm họa, thiên tai chấm dứt mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
    - Biệt tích: Thời gian biệt tích là 05 năm trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống. Trong đó, thời gian biệt tích được xác định như sau:
    • Từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;
    • Nếu không xấc định được ngày có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;
    • Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
    Căn cứ quy định trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, một người sẽ bị tuyên bố đã chết sau thời hạn mất tích tương ứng nêu trên.

    3. Ai có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố 1 người đã chết?

    Khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:
    "1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
    a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống…"


    >>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng gần nhất tại Hà Nội

    [​IMG]

    Đồng thời, khoản 1 Điều 391 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định về quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết:

    "1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự."

    Như vậy, người có quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết là người có quyền, lợi ích liên quan đến người bị tuyên bố đã chết. Có thể kể đến một số trường hợp như sau:
    - Người có quan hệ hôn nhân và gia đình: Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố đã chết; con đẻ, con nuôi… của người bị Tòa án tuyên bố đã chết;
    - Người có quan hệ thừa kế: Người cùng hàng thừa kế với người bị tuyên bố đã chết; Người được hưởng thừa kế nếu Tòa án tuyên bố 01 người đã chết…
    Khi gửi yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết thì người có quyền, lợi ích liên quan phải gửi đơn yêu cầu. Không chỉ vậy, gửi kèm đơn yêu cầu phải là tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc các trường hợp tuyên bố chết ở trên.

    >>>> Xem thêm: Thừa kế theo di chúc

    Như vậy, trên đây là quy định về việc mất tích bao lâu thì bị tuyên bố chết. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

    Chủ đề mới nhất cùng chuyên mục:

Chia sẻ trang này

Share