Hút thuốc lá làm tổn thương mô gan lành, gây xơ sẹo gan, gan nhiễm mỡ, lâu dần có thể dẫn đến ung thư gan. Nó làm tổn thương gan thông qua ba cơ chế riêng biệt là gây độc (cả trực tiếp, gián tiếp), miễn dịch và phát triển ung thư. Hút thuốc lá tác động trực tiếp đến sức khỏe phổi và tim mạch, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan, trong đó có gan. TS.BS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thuốc lá có liên quan đến sự gia tăng tiến triển và mức độ nặng của bệnh gan, nhất là xơ hóa, ung thư gan. Chất trong thuốc lá có đặc tính gây độc cho tế bào, thúc đẩy stress oxy hóa, dẫn đến xơ hóa gan. Hút thuốc cũng làm tăng các cytokine tiền viêm (interleukin [IL] 1, IL-6, IL- 8 và yếu tố hoại tử khối u α), làm tổn thương tế bào gan. https://dancingjuices.com/relx-waka-sopro-15000-puffs-pod-1-lan-gia-re/ Một trong những tác động độc hại gián tiếp của hút thuốc lá làm tăng carboxyhemoglobin (CO là chất độc hóa học gây ngạt phổ biến), hạn chế khả năng vận chuyển oxy của các mô. Khói thuốc còn làm tăng erythropoietin (EPO là yếu tố tăng trưởng kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu) thúc đẩy quá trình oxy hóa, từ đó có thể dẫn đến tổn thương gan. Hút thuốc có thể ức chế sản xuất kháng thể của hệ thống miễn dịch, từ đó mất tế bào lympho. Đây là tế bào bạch cầu quan trọng giúp loại bỏ ung thư, nhiễm trùng và vi khuẩn. Một số chất trong khói thuốc còn kích thích sự phát triển của khối u, ức chế các gene chống khối u tự nhiên của cơ thể. Gan nhiễm mỡ xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan, gây viêm ảnh hưởng đến chức năng. Bên cạnh tình trạng thừa cân, kháng insulin, hút thuốc cũng là yếu tố thúc đẩy bệnh này. Nicotine trong thuốc lá dễ tích tụ trong ruột, kích hoạt protein là AMPK sản sinh ceramide (một loại lipid tích tụ trong gan) dẫn đến hình thành mỡ trong gan, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu. Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Người hút thuốc có nhiều khả năng mắc gan nhiễm mỡ cao hơn người không hút thuốc. Tác động của thuốc lá nặng hơn khi người bệnh có các yếu tố khác như béo phì, tiểu đường, ăn uống không lành mạnh. https://dancingjuices.com/vappro-dream-8000-puffs-pod-1-lan-dung-gia-re/ Nó cũng có thể thúc đẩy tiến triển xơ hóa ở nhiều bệnh gan do các nguyên nhân khác nhau như viêm đường mật nguyên phát, viêm gan mạn tính... Bác sĩ Khanh cho biết có hơn 4.000 hóa chất trong thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể như nicotin, carbon monoxide, benzene, acetaldehyde, nitrosamine, vinyl chloride. Các chất này xâm nhập vào máu, tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Gan có chức năng chuyển hóa, loại bỏ các hóa chất độc hại từ thuốc lá. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng chất độc từ khói thuốc làm tăng stress oxy hóa trong gan, tổn thương tế bào, hình thành sẹo, xơ gan. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), thuốc lá điện tử có thể chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), làm tổn thương gan ở một mức độ nhất định. Hút thuốc tác động tiêu cực đến bệnh gan mạn tính ở nhiều cấp độ như lớp tế bào (hút thuốc thúc đẩy quá trình ung thư gan), lớp mô học (kích thích xơ hóa gan), lớp hệ thống (làm trầm trọng các bệnh gan nhiễm mỡ chuyển hóa), lớp lâm sàng (tác động đến chức năng gan). Bác sĩ Khanh khuyến cáo người có thói quen hút thuốc nên bỏ ngay để giảm rủi ro mắc bệnh gan, nhất là ung thư gan và các vấn đề sức khỏe khác.