Đau bụng kinh chính là triệu chứng mà khá nhiều chị em gặp phải. Có những người cơn đau chỉ đến nhẹ nhàng một lúc là hết nhưng có những người cơn đau hết sức nặng nề, cơn đau nó có thể bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước khi có kinh. Đồng thời có thể đau nhất trong 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh và giảm dần sau từ 2 đến 3 ngày. Do đó sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn như: Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) Đây chính là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị tình trạng đau bụng kinh. Loại thuốc này hoạt động với cơ chế chính là làm giảm prostaglandin gây ra những cơn đau. Hiện nay có một số loại thuốc được dùng phổ biến đó là ibuprofen, diclofenac, naproxen hay acid mefenamic. Người bệnh thường nên uống thuốc từ 1 đến 2 ngày trước hành kinh hoặc là khi bị đau và kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Lưu ý để giảm kích ứng đường tiêu hóa bệnh nhân nên uống trong hay sau bữa ăn. Ngoài ra cần nhớ rằng thuốc NSAIDs không dùng cho người nhạy cảm cùng Aspirin bởi nguy cơ bị dị ứng chéo. Thuốc cũng không được khuyến cáo cho đối tượng bị viêm loét dạ dày, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Paracetamol & Caffein Paracetamol được đánh giá chính là thuốc giảm đau bụng kinh nhẹ, là chọn lựa hiệu quả khi bệnh nhân không dùng thuốc NSAIDs. Paracetamol nó cũng có tác dụng với các bệnh nhân hay bị buồn nôn, nôn vì kích ứng dạ dày. Nếu phối hợp chung với caffein thì có thể giúp cho hiệu quả giảm đau càng tăng cao. Liều dùng thuốc tối đa là 4g mỗi ngày. Thuốc chống co thắt Hyoscine mang lại tác dụng chống co thắt giúp làm giảm các cơn đau quặn thắt tình trạng đau bụng kinh. Khi sử dụng loại thuốc này có thể gây ra khô miệng, táo bón và làm giảm tầm nhìn bởi kháng cholinergic. Vậy nên nó chống chỉ định cho chị em có glaucoma góc hẹp hay dùng thuốc có tính kháng cholinergic khác. Alverin cũng chính là thuốc giảm đau bụng kinh ức chế cơn đau co thắt và lưu ý thuốc này chống chỉ định cho bệnh nhân huyết áp thấp. Thuốc ngừa thai Đây chính là phương pháp giúp điều trị bằng hormone giúp làm giảm đau bụng kinh lên đến 90%. Cơ chế của thuốc chính là giữ cho hormone cơ thể luôn ở trạng thái ổn định. Do đó ít mô được phát triển ở niêm mạc tử cung giúp không kích hoạt sản xuất prostaglandin, nhờ vậy không gây ra đau bụng kinh. Nhưng thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ bao gồm đau đầu, thay đổi tâm trạng, đau ngực, tăng cân vì giữ nước… Không dùng thuốc cho chị em có thai và đang cho con bú. Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/top-thuoc-giam-dau-bung-kinh-va-luu-y-khi-su-dung.html Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu Thành Phố Hồ Chí Minh