Ủy quyền bằng lời nói có hợp pháp không? [Mới nhất 2023]

Xoanvpccnh16513/6/23

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Ủy quyền bằng lời nói không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt yêu cầu hoặc quyền hạn mà còn thể hiện sự tín nhiệm và lòng tin vào khả năng và đạo đức của người được ủy quyền. Tuy nhiên, trong khi ủy quyền bằng lời nói mang lại sự linh hoạt và tiện lợi, nó cũng đặt ra những thách thức về việc chứng minh và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Trong bối cảnh pháp lý, ủy quyền bằng lời nói thường cần được chứng minh hoặc được ghi chép một cách rõ ràng và chính xác để tránh hiểu lầm và tranh chấp. Để tìm hiểu thêm về chủ đề "Ủy quyền bằng lời nói có hợp pháp hay không", hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

    >>> Xem thêm: Thủ tục công chứng ủy quyền việc mua bán nhà, đất cho người thân, con cái.

    1. Có được uỷ quyền bằng lời nói không?

    Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận của các bên mà trong đó:
    - Bên uỷ quyền có thể sẽ phải trả thù lao cho bên nhận uỷ quyền nếu các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
    - Bên nhận uỷ quyền sẽ thay mặt, nhân danh bên uỷ quyền thực hiện “thay” công việc, giao dịch, hợp đồng, thoả thuận cho bên uỷ quyền với người thứ ba.
    Do đó, hợp đồng uỷ quyền được coi là một giao dịch dân sự và hình thức của giao dịch dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    [​IMG]
    Bởi vậy, hợp đồng uỷ quyền hoàn toàn có thể được thể hiện bằng lời nói. Tuy nhiên, nếu luật quy định việc uỷ quyền phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì các bên phải thực hiện theo quy định này của luật.

    >>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay mới nhất 2023

    Nói tóm lại, nếu luật không có quy định khác thì hợp đồng uỷ quyền của các bên hoàn toàn có quyền được lập bằng lời nói. Và điều kiện để hợp đồng uỷ quyền bằng lời nói có hiệu lực được nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:
    - Về chủ thể giao kết hợp đồng uỷ quyền: Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập và hoàn toàn tự nguyện tham gia vào việc giao kết hợp đồng uỷ quyền.
    - Mục đích và nội dung của hợp đồng uỷ quyền không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
    - Nếu pháp luật yêu cầu hợp đồng uỷ quyền bằng văn bản hoặc hình thức của hợp đồng uỷ quyền là điều kiện có hiệu lực thì phải thực hiện theo quy định đó.

    2. Uỷ quyền lại bằng lời nói có được không?

    Ngoài việc uỷ quyền bằng lời nói thì có không ít người thắc mắc về vấn đề uỷ quyền lại bằng lời nói có được không? Về việc này, Điều 564 Bộ luật Dân sự có quy định như sau: "Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu."

    Theo quy định này, việc uỷ quyền lại chỉ có thể được sử dụng hình thức bằng lời nói nếu hợp đồng uỷ quyền ban đầu cũng được thể hiện bằng hình thức đó. Ngoài ra, để được uỷ quyền lại, người uỷ quyền cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
    - Được bên uỷ quyền ban đầu đồng ý.
    - Do sự kiện bất khả kháng mà nếu không thực hiện việc uỷ quyền tiếp cho người khác thì việc xác lập, thực hiện giao dịch theo hợp đồng uỷ quyền ban đầu vì lợi ích của người uỷ quyền không thực hiện được.
    - Khi thực hiện uỷ quyền lại, phạm vi uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.

    >>> Xem thêm: Có được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc hay không?

    3. Trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản


    [​IMG]
    Hiện việc yêu cầu hợp đồng uỷ quyền phải lập bằng văn bản được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó, có thể kể đến một trong các trường hợp sau đây:
    - Uỷ quyền đăng ký hộ tịch trừ đăng ký kết hôn, kết hôn lại, nhận cha mẹ con: Phải lập thành văn bản, được chứng thực
    - Xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1: Phải lập thành văn bản
    - Nhờ mang thai hộ: Vợ chồng một trong hai bên lập uỷ quyền bằng văn bản có công chứng.

    >>> Xem thêm: Phí công chứng giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền hiện nay là bao nhiêu?

    Như vậy, trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Uỷ quyền bằng lời nói có hợp pháp hay không. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng - chứng thực, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này

Share