Vị trí và vai trò của thẩm phán theo quy định pháp luật Việt Nam

ccmocmien17/1/24

  1. ccmocmien

    ccmocmien New Member

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Trong quá trình xét xử vụ án, vai trò của Thẩm phán là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính khách quan, căn cứ và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về Thẩm phán và tầm quan trọng của họ trong hệ thống tư pháp.

    >>> Xem ngay tại: Dịch vụ công chứng mua bán nhà cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Thủ tục cụ thể ra sao?

    1. Thẩm phán là gì?
    Căn cứ theo khoản 1 Điều 65, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014, số 62/2014/QH13 quy định khái niệm về Thẩm phán như sau:
    Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
    Như vậy, chúng ta có thể hiểu Thẩm phán là người đáp ứng đủ những tiêu chí nhất định và được Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán có nhiệm vụ xét xử vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

    [​IMG]

    2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 và Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Thẩm phán có một bộ phận quan trọng của Tòa án Nhân dân.
    - Thẩm phán có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và của Nhà nước.
    - Căn cứ theo quy định của pháp luật, quá trình xem xét, bằng chứng thu thập, Thẩm phán có nhiệm vụ chính trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,...đưa ra cách giải quyết tốt nhất, hợp tình hợp lý, đúng người đúng tội.

    >>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền mua bán căn hộ chung cư cho anh họ.

    - Trong quá trình xét xử, Thẩm phán có quyền hạn xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định tố tụng của Điều tra viên, Luật sư trong quá trình truy tố, điều tra để đưa ra quyết định thay đổi, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ xét xử vụ án và thực hiện các quyền hạn khác.
    - Thẩm phán thu thập và xác minh chứng cứ, giải quyết các vụ việc và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
    - Xử lý các vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.
    - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xét xử, Thẩm phán có nhiệm vụ xem xét, đề nghị loại bỏ những văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, nghị quyết của Quốc hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

    3. Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán là gì?
    Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, ngoài quy định Thẩm phán là gì, Điều 67 quy định tiêu chuẩn của Thẩm phán phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là người có phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, liêm khiết, trung thực.
    Thẩm phán là người có trình độ bằng cử nhân luật trở lên, từng được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật, có sức khỏe tốt đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
    Là người có đủ điều kiện của các tiêu chuẩn trên và đáp ứng các đủ các điều kiện sau:
    - Giữ chức vụ Thẩm phán cao cấp với thời gian từ đủ 5 năm trở lên;
    - Có năng lực xét xử vụ án, giải quyết những việc liên quan khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.
    Người không công tác tại Tòa án nhưng giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan trung ương, có kiến thức sâu rộng về chính trị, pháp luật, kinh tế,... Là những nhà chuyên gia về pháp luật, giữ chức vụ cao trong các cơ quan, tổ chức uy tín, có năng lực xét xử vụ án và những việc có liên quan.
    Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp
    Là người có đủ tiêu chuẩn thuộc Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Đồng thời, bạn cần phải có đủ điều kiện dưới đây thì mới được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán sơ cấp:
    - Làm công tác pháp luật có thời gian từ 5 năm trở lên;
    - Đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
    - Có năng lực giải quyết, xét xử các vụ án và các công việc khác có liên quan thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng.
    Trong trường hợp bạn là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.

    >>> Có thể bạn chưa biết: Chi phí dịch vụ công chứng hợp đồng thuê nhà chung cư tại văn phòng công chứng.

    Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp
    Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp cần yêu cầu cao hơn. Vì vậy, ngoài đạt được những tiêu chuẩn bổ nhiệm của Thẩm phán sơ cấp, bạn cần phải trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.
    Người chưa là thẩm phán sơ cấp nhưng nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây vẫn có thể được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán trung cấp:
    - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là người có phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, liêm khiết, trung thực. Người có trình độ bằng cử nhân luật trở lên, từng được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có sức khỏe tốt đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;
    - Làm công tác pháp luật có thời gian từ 13 năm trở lên;
    - Có năng lực giải quyết, xét xử các vụ án và những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;
    - Trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Thẩm phán trung cấp;
    Nếu bạn là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm, tuyển chọn làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.

    [​IMG]
    Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp
    Để được bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp, ngoài đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, bạn cần bắt buộc đáp ứng đủ đồng thời các tiêu chuẩn sau:
    - Có thời gian làm Thẩm phán trung cấp từ đủ 5 năm trở lên;
    - Có năng lực xét xử và giải quyết các vụ án và những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao;
    - Đã trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp;
    Do nhu cầu của Tòa án, Người chưa là thẩm phán trung cấp nhưng nếu có đủ tiêu chuẩn dưới đây vẫn có thể được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán cao cấp:
    - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là người có phẩm chất tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, liêm khiết, trung thực. Người có trình độ bằng cử nhân luật trở lên, từng được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có sức khỏe tốt đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;
    - Thời gian giữ chức vụ liên quan đến công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;
    - Có năng lực xét xử và giải quyết các vụ án và những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao;
    - Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển vào ngạch Thẩm phán cao cấp;
    Nếu bạn là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm, tuyển chọn làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự.
    Trong một số trường hợp, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều đến để lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân huyện,... chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng đạt đủ tiêu chuẩn Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014; có năng lực giải quyết, xét xử các vụ án và các công việc khác có liên quan thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng thì có thể được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
    Nếu bạn là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm, tuyển chọn làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự.

    >>> Tìm hiểu ngay: Lưu ý cách kiểm tra sổ đỏ thật giả, đề phòng những chiêu trò làm giả sổ đỏ tinh vi.

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Vị trí và vai trò của thẩm phán theo quy định pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: ccnguyenhue165@gmail.com
     

Chia sẻ trang này

Share