Một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang leo thang do xung đột, biến đổi khí hậu. Ttác động của đại dịch COVID-19 cũng như hậu quả kéo theo từ cuộc chiến ở Ukraine khiến giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao. Trong chiến dịch toàn cầu cho Ngày Thế giới Không Thuốc lá (31/5) năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn chủ đề “Chọn thực phẩm, không thuốc lá” với mục tích nâng cao nhận thức cho người dân trồng thuốc lá chuyển sang cây trồng bền vững, nhiều chất dinh dưỡng. Chiến dịch cũng sẽ phơi bày những nỗ lực của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm can thiệp vào những nỗ lực chuyển đổi cây trồng, góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. https://dancingjuices.com/vapefly-manners-r-pro-pod-pod-system-gia-re/ Ngày Thế giới Không Thuốc lá năm 2023 sẽ là cơ hội để huy động các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang cây trồng bền vững. Thông qua việc tạo ra hệ sinh thái thị trường cho các loại cây trồng, thay thế và khuyến khích ít nhất 10.000 nông dân trên toàn cầu cam kết từ bỏ trồng thuốc lá. “Mọi người trên thế giới cần lương thực để sống khỏe mạnh và làm việc hiệu quả, chứ không phải thuốc lá, thứ gây hại cho con người và hành tinh. Không gian nông nghiệp có giá trị nên được dành để trồng lương thực, thực phẩm chứ không phải thuốc lá. Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị các chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân trồng thuốc lá ngừng trồng cây thuốc lá. Thay vào đó theo đuổi việc trồng các loại cây bền vững, dinh dưỡng khác và tạo thêm thu nhập”, Giám đốc Điều hành Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA), Tiến sĩ Ulysses Dorotheo, kêu gọi. https://dancingjuices.com/teslacigs-punk-pod-ii-thiet-bi-pod-system-gia-re/ Hiện tại, thuốc lá được trồng ở hơn 125 quốc gia như một loại cây công nghiệp, với tổng diện tích trồng ước tính là 4 triệu ha, lớn hơn diện tích đất nước Rwanda. Tác hại của việc trồng cây thuốc lá đối với môi trường đặc biệt rõ ràng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hàng nghìn ha rừng đã bị phá hủy để tạo không gian cho sản xuất thuốc lá. Khai phá đất trồng cây thuốc lá góp phần gây ra 5% nạn phá rừng toàn cầu và lấy đi các chất dinh dưỡng thiết yếu của đất nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong trồng cây thuốc lá gây nhiễm độc đất và nguồn nước. Đất nông nghiệp dành riêng cho thuốc lá cũng tước đi cơ hội trồng cây lương thực. Tại nhiều quốc gia phụ thuộc vào việc trồng và sản xuất thuốc lá, vấn đề sinh kế thường trở thành trở ngại cho việc thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Nông dân thường phải tuân thủ các thỏa thuận hợp đồng với ngành công nghiệp thuốc lá và bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn nợ nần. Ngành công nghiệp thuốc lá cung cấp cho nông dân hạt giống và các vật liệu khác cần thiết để trồng thuốc lá và sau đó loại bỏ chi phí khỏi thu nhập, điều này khiến cho việc từ bỏ thuốc lá trở nên rất khó khăn đối với người trồng. Ngành công nghiệp thuốc lá thường không đưa ra một mức giá hợp lý cho người nông dân đối với sản phẩm họ làm ra. Chính vì vậy, người dân trồng cây thuốc lá kiếm không đủ và vẫn nợ ngập đầu.